Search

Dcorp Blog

2 lối tư duy kinh doanh có thể giết chết nhà hàng của bạn

Một trong những yếu tố khá quan trọng tác động đến sự thành công trong kinh doanh nhà hàng đó chính là tư duy kinh doanh của người chủ. Không chấp nhận thay đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ vô tình “giết” chết chính nhà hàng của họ.

Trong phần tiếp theo của chuỗi chủ đề 14 ĐIỂM CHẾT TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG, ở phần này chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu lối tư duy kinh doanh có ảnh hưởng thế nào?

Tư tưởng kinh doanh bảo thủ ở tầng lớp trung niên 

Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để bao biện cho hành động sai của mình, không tính đến quyền lợi của những người có liên quan.

Thế giới chuyển mình trong xu hướng hội nhập cùng phát triển, không tránh khỏi những thay đổi. Việt Nam cũng từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa giao lưu với quốc tế.

Vì vậy, nền văn hóa ẩm thực đa dạng hơn, xu hướng tiêu dùng, nhu cầu mong muốn được thỏa mãn của khách hàng cũng thay đổi. Trước tình hình thị trường thiên biến vạn hóa, mà các nhà kinh doanh nhà hàng trung niên vẫn giữ tư tưởng bảo thủ tất sẽ bị đào thải.

Lối kinh doanh nhà hàng bảo thủ của tầng lớp này được thể hiện rõ nhất ở 3 điểm sau:

  • Tư tưởng cũ, lạc hậu, không chịu đổi mới
  • Luôn cho rằng kiến thức và kinh nghiệm của mình là nhất
  • Coi thường những giá trị của người khác

Không bắt kịp những trào lưu mới, hay vì không muốn thay đổi mà những quản lý nhà hàng có thâm niên này đang dần dần “giết” chính nhà hàng của họ.

Hãy tự hỏi, bạn sẽ “bán thứ khách hàng cần hay bán thứ bạn có?”. Thật tuyệt vời nếu câu trả lời của bạn là “khách hàng cần đúng thứ bạn có”. Nhưng liệu số khách hàng trong tương lai tăng lên được bao nhiêu và phần trăm khách hàng cũ ở lại với nhà hàng bạn được bao nhiêu?

Ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp không chịu thay đổi này chính là những quán bún chửi, phở chửi nổi tiếng Hà Nội một thời. Khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, khách hàng chấp nhận ăn ngon nhưng dịch vụ tệ. Nhưng với xã hội hiện tại, nhu cầu của thực khách ngày nay không chỉ dừng ở việc được ăn ngon mà còn muốn được phục vụ tốt.

Tư duy kinh doanh
Khách hàng giờ đây không chỉ muốn ăn ngon, mà còn muốn được phục vụ tốt

Sau khi được đài báo đăng tin, những quán bún chửi, phở chửi dường như càng trở nên nổi tiếng, khách đến ăn xếp hàng nườm nượp và tất nhiên vẫn phải nghe tiếng quát tháo, chửi bới của chủ quán và nhận thái độ vô lễ của nhân viên nhà hàng. Nhưng một thời gian sau, những quán ăn này giảm hẳn lượng khách, doanh thu cũng giảm dần. Lý do vì sao?

Bởi vì đa phần người ăn đến vì tò mò, họ muốn đến ăn để kiểm chứng những gì đài báo nói có phải sự thật. Và sau một lần thì ai cũng “xách dép chạy”, không muốn quay lại. Hãy xem, những quán ăn đó đã mất những gì từ tư tưởng cố chấp của họ.

Cũng là một ví dụ khác chính là sự sụt giảm doanh số thảm hại của McDonald’s. Chúng ta đều biết, McDonald’s là một trong những chuỗi cửa hàng ăn nhanh tầm cỡ nhất thế giới. Với hơn 70 năm tồn tại và sở hữu khoảng 31.000 nhà hàng tại 119 quốc gia. Nhưng ông chủ của nhà hàng này luôn giữ quan điểm cũ và thờ ơ với các xu hướng ẩm thực mới, dẫn đến tình trạng nhà hàng không bắt kịp những thay đổi về thói quen ăn uống của thực khách và chịu thua lỗ lớn.

Trước tình hình đó, McDonald’s đã phải lên kế hoạch ra mắt dịch vụ chọn món qua di động và giao hàng tới tất cả các địa điểm trên toàn nước Mỹ. Đây được cho là nỗ lực nhằm thu hút khách hàng quay trở lại. McDonald’s tự thừa nhận rằng họ đã bị chậm chân trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

Tư duy kinh doanh
Mc Donald’s cũng phải chấp nhận thay đổi trước tình trạng doanh thu sụt giảm nghiêm trọng

Những chủ nhà hàng có tư duy kinh doanh bảo thủ, họ tự lên thực đơn mà không hỏi ý kiến đầu bếp để cân bằng món ăn, nguyên liệu và những chi phí phải chi trả.

Hay việc thiết kế nhà hàng đòi hỏi phải có kiến thức về kiến trúc, nội thất, óc sáng tạo và con mắt nghệ thuật. Nhưng họ thường bỏ qua hết những chi tiết đó và thực hiện thiết kế theo cảm quan cá nhân. Thay vì bỏ thời gian và công sức sửa sai, họ hoàn toàn có thể trở nên thoải mái và linh hoạt bằng cách trao đổi cụ thể với bộ phận thiết kế, xây dựng nhà hàng.

Làm việc theo nhóm có thể làm thay đổi toàn bộ ý tưởng, nhưng điều đó chỉ nhằm mục đích chung là làm cho nhà hàng, quán ăn phát triển tốt hơn.

Những chủ nhà hàng bảo thủ sẽ rất dễ đánh mất người tài bởi phong cách quản trị độc đoán. Khi ý kiến của nhân viên không được coi trọng thì họ sẽ nhanh chóng chán nản và tìm kiếm một nơi làm việc khác phù hợp hơn. Bên cạnh đó, việc khó dung hòa ý kiến làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhà đầu tư hay đối tác, dẫn đến việc chia năm sẻ bảy nhà hàng hoặc đóng cửa ngừng kinh doanh.

>> Xem thêm: Review top 5 phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất 2023

Tư duy kinh doanh bảo thủ ở giới trẻ

Ở tầng lớp thanh niên, tư tưởng bảo thủ cũng có nhưng thể hiện ở những phương diện khác. Họ rất nhanh thích nghi với sự thay đổi và khả năng sử dụng công nghệ mới, nhưng họ lại mắc căn bệnh sính ngoại. Nhiều người kinh doanh nhà hàng theo hướng Âu hóa mà không tính đến khẩu vị truyền thống của người Việt Nam và những nhu cầu ẩm thực của thực khách.

Với những kiến thức có được trong nền giáo dục mới, những người trẻ đánh giá thấp kiến thức và kinh nghiệm của tầng lớp đi trước. Họ tự cao tự đại, bất chấp những lời khuyên được đúc rút từ bài học kinh doanh nhà hàng trong nhiều năm của thế hệ trước.

Tư duy kinh doanh

Một mặt trái của sự hội nhập chính là bài trừ những giá trị truyền thống. Nếu bạn nghĩ rằng mở nhà hàng theo phong cách châu Âu, Nhật hay Hàn thì không cần tính đến khẩu vị và phong cách ăn uống của khách hàng thì bạn đã nhầm. Bởi ngay cả quán phở Hà Nội mở trong Sài Gòn cũng phải biến tấu nước dùng ngọt đường để phù hợp với khẩu vị người miền Nam. Vậy cớ gì bạn lại không thể làm như thế chỉ vì tư duy kinh doanh bảo thủ của mình?

Biện pháp khắc phục

Không thể phủ nhận việc sửa đổi tính cách và quan điểm trong kinh doanh nhà hàng của một người rất khó. Nhưng nếu bạn chịu nhìn ra nhược điểm của mình, những nguy cơ nhà hàng của bạn đã, đang hoặc sẽ gặp phải sẽ được khắc phục.

Hãy tập cách lắng nghe và tiếp nhận những nhận xét của mọi người để đưa ra phương án phù hợp nhất với việc kinh doanh nhà hàng của mình.

>> Xem thêm: Khám phá 15 chuỗi nhà hàng của Golden Gate nổi tiếng nhất

(Theo SmartGoal)

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.