Search

Dcorp Blog

Kinh doanh chuỗi nhà hàng: 4 thách thức ai cũng biết nhưng vẫn khó vượt qua

Kinh doanh chuỗi nhà hàng là một bài toán lớn, và những thách thức đối với họ là gì? Họ đã gặp những khó khăn gì trong quá trình mở rộng quy mô?

Những thương hiệu lớn như Texas, McDonald’s, Burger King dù thành công ở thị trường quốc tế nhưng đều không đạt được như kỳ vọng ở thị trường Việt Nam hay sự lụi tàn của chuỗi nhà hàng món Huế đều chỉ rõ những vấn đề trong việc quản lý chuỗi nhà hàng.

Đảm bảo chất lượng chuỗi đồng đều

Khi mở quá nhiều địa điểm, bạn sẽ vấp phải khó khăn và dẫn đến thất bại vì một lý do phổ biến là không quản lý được chất lượng sản phẩm và dịch vụ ở mọi địa điểm. Đây cũng là bài toán sống còn đòi hỏi doanh nghiệp khi bắt tay vào mở rộng quy mô cần phải giải nếu không muốn việc kinh doanh chuỗi nhà hàng đi vào bế tắc.

Để kinh doanh chuỗi nhà hàng hoạt động hiệu quả thì nhất thiết phải tạo ra được sự đồng nhất về chất lượng dịch vụ ở mọi địa điểm. Thếnhưng trong thực tế, dù các cửa hàng chung một chuỗi đều được trang bị nguyên vật liệu và thiết bị như nhau nhưng chất lượng dịch vụ, sản phẩm lại khác nhau ở mỗi chi nhánh. Đôi khi chính điều này tạo ra sự hụt hẫng cho thực khách.

4-kho-khan-khi-kinh-doanh-chuoi-nha-hang

Nói đến đây có thể thấy trong ngành F&B, việc mở rộng quy mô và duy trì chất lượng rất phức tạp nhưng không đồng nghĩa với việc không thể làm được. Để đảm bảo và kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ, sản phẩm tại mỗi cửa hàng đòi hỏi doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh lại mô hình kinh doanh.

Thường xuyên tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên các kỹ năng trong nghề và trách nhiệm của bản thân để có thể chăm sóc tốt cho khách hàng, loại bỏ những yếu tố thừa thãi để quy trình hóa chuẩn mực. Bên cạnh đó, sử dụng sự hỗ trợ từ công nghệ số thông qua việc áp dụng phần mềm quản lý nhà hàng để tăng năng suất phục vụ và giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình bán hàng.

Một ví dụ cụ thể cho việc có một quy trình tạo ra sản phẩm đồng nhất là McDonald’s, dù không phải là một địa điểm tạo ra được chiếc bánh burger ngon nhất nhưng lại cam kết đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm như nhau ở mọi địa điểm cửa hàng.

Thị trường ngày càng khốc liệt

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay có đến 540.000 cửa hàng ăn uống ở khắp cả nước với đầy đủ các loại hình ẩm thực từ Hàn, Nhật, Thái, Campuchia, Châu Âu, cho đến các đặc sản ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. Mỗi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn trong việc ăn uống nên việc đảm bảo chất lượng đồng bộ càng trở nên thiết yếu vì chỉ cần một sai lầm của mắt xích nhỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của toàn bộ các chi nhánh trong cùng một chuỗi.

4-kho-khan-khi-kinh-doanh-chuoi-nha-hang

Song song với đó, sự bùng nổ của các mô hình kinh doanh chuỗi nhà hàng “ma” với tên gọi cloud kitchen ngày càng được khách hàng ưa chuộng do sự tiện lợi và chất lượng hầu như không có sự khác biệt khiến thị trường ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết.

Khẩu vị vùng miền

Trong kinh doanh F&B, yếu tố khẩu vị vùng miền cũng đóng vai trò rất quan trọng, là một yếu tố góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Việc khai trương ngày đầu với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn có thể sẽ gây được sự tò mò cho thực khách nhưng không đồng nghĩa với việc một sản phẩm được ưa chuộng ở Hà Nội sẽ phù hợp với khu vực miền Trung ở những ngày tiếp theo.

Một ví dụ để có thể thấy rõ điều này là việc kinh doanh chuỗi nhà hàng Burger King đã không thành công được như mong đợi khi đến thị trường Việt Nam do sản phẩm không phù hợp với gu ẩm thực của người Việt. 

Yếu tố con người

Ngoài những vấn đề trên, yếu tố con người mà cụ thể ở đây là tư duy kinh doanh bảo thủ của chủ nhà hàng vẫn là thách thức lớn nhất đối với việc kinh doanh chuỗi nhà hàng. Người chủ không muốn vì hài lòng với hiện tại hoặc chẳng dám vì sợ thua lỗ khi mở rộng quy mô. Đây là một sai lầm nghiêm trọng của hầu hết các chủ nhà hàng vì nếu không cập nhập những cái mới mà duy trì những tư duy cổ hủ, trì trệ thì sẽ không sớm thì muộn bị đào thải.

4-kho-khan-khi-kinh-doanh-chuoi-nha-hang

Điều này có thể xảy ra ở ngay cả những thương hiệu đã có nhiều năm kinh nghiệm, có tầm ảnh hưởng tới khách hàng, họ không mở rộng và cứ giữ nguyên hoạt động kinh doanh cũ hoặc chọn phương pháp mở rộng menu, bán thêm sản phẩm để tăng doanh thu. Tất cả đều sẽ là vật cản bước tới thành công của họ.

Khi chấp nhận nâng cấp, mở rộng thành kinh doanh chuỗi nhà hàng đòi hỏi người chủ phải chấp nhận tối giản menu, chọn lọc và loại bỏ những sản phẩm khó làm để có thể quy chuẩn hóa ở toàn bộ chuỗi cửa hàng.

Để có thể tính đến việc mở rộng quy mô đòi hỏi chủ nhà hàng phải xem xét từ cửa hàng đầu tiên. Đây sẽ là nơi cung cấp nguồn thông tin quan trọng để bạn xác định được tính khả thi của việc kinh doanh chuỗi nhà hàng ở những địa điểm khác. Kiểm soát chặt chẽ quy trình chuẩn hóa sản phẩm và khả năng quản lí dịch vụ sẽ là bước đệm dẫn đến thành công trong việc mở rộng mô hình kinh doanh chuỗi nhà hàng.

>> Xem thêm: Khám phá 15 chuỗi nhà hàng của Golden Gate nổi tiếng nhất

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.