Search

Dcorp Blog

Cần làm gì để quản lý nhà hàng hiệu quả nhất?

Quản lý nhà hàng đòi hỏi bạn gần như phải quản lý hầu hết các bộ phận, đồng nghĩa người làm ở vị trí này phải trang bị cho mình nhiều kiến thức để có thể quản lý hiệu quả.

Đọc đến đây bạn có thể sẽ cân nhắc đến việc tìm một khóa học để tham gia nhưng bài viết dưới đây là những gì bạn cần để quản lý nhà hàng hiệu quả.

1. Quản lý nguyên vật liệu

Đây là một khâu quan trọng vì không chỉ dừng lại ở việc quản lý các nguyên liệu đầu vào, việc quản lý nhà hàng ở nguyên vật liệu còn liên quan đến quá trình định lượng để chế biến. Ở hầu hết các nhà hàng ở Việt Nam, việc quản lý nguyên vật liệu thường không thực sự hiệu quả và dẫn tới sự hao hụt nhiều khi tổng kết vào cuối tháng.

quan ly nha hang

Để tránh tình trạng này xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng, bạn cần nhắc nhở nhân viên bếp kiểm tra số lượng chính xác khi nhận hàng và bảo quản các nguyên vật liệu cẩn thận. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra kho và nhà bếp để kiểm soát được tình hình, thống kê và báo cáo chi tiết đầy đủ với chủ sở hữu nhà hàng cũng là việc nên làm ở vai trò người quản lý. 

2. Quản lý nhân sự

Một đội ngũ nhân viên với tinh thần luôn cởi mở, thân thiện và luôn có tinh thần làm việc sẽ thể hiện được vai trò của người quản lý nhà hàng. Áp dụng một tiêu chuẩn thống nhất cho việc phục vụ sẽ giúp nhà hàng của bạn ghi điểm trong mắt khách hàng. Dưới đây là vài việc mà người quản lý nên làm trong việc quản lý nhân sự.

quan ly nha hàng

Training, trao đổi thường xuyên: điều này sẽ giúp cải thiện và nâng cao năng lực của nhân viên đồng thời giúp họ hiểu rõ công việc của các bộ phận khác.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp: môi trường làm việc bình đẳng, thân thiện sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó lâu dài với công việc. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung cũng là việc không nên bỏ qua để có thể giúp quản lý nhà hàng hiệu quả.

Giải quyết xung đột: người quản lý tốt sẽ biết cách giải quyết những lần tranh cãi của nhân viên một cách khéo léo, hạn chế tối đa những phiền phức không đáng có. Lắng nghe ý kiến của cả hai bên để có thể đưa ra những quyết định công bằng, tránh sự bất mãn về lâu dài ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

3. Quản lý tài chính

Việc kinh doanh nhà hàng đòi hỏi các giao dịch diễn ra liên tục và chi phí cho các hoạt động sản xuất và vận hành sẽ rất nhiều. Đặc biệt, một nhà hàng luôn trong tình trạng đông khách, nhân viên luôn bận rộn thì việc nhầm lẫn hoặc thâm hụt sẽ thường xuyên xảy ra nếu không có phương pháp quản lý tài chính tốt.

Bạn cần phải theo dõi việc thu-chi thường xuyên, tính toán cụ thể các hoạt động mua bán nguyên vật liệu và các trang thiết bị để báo cáo với bộ phận kế toán.

manage

Việc quản lý nhà hàng trên thực tế sẽ không bao giờ dễ dàng như lý thuyết. Một người quản lý mới sẽ luôn gặp khó khăn vì thiếu kinh nghiệm thực tế hoặc cho dù bạn với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì đôi lúc việc quản lý nhà hàng sẽ luôn gặp sai xót vì đây là nơi mọi thứ luôn diễn ra liên tục và tấp nập.

Bạn cũng có thể sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng để giúp bạn quản lý các vấn đề trên,  tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác trong việc theo dõi tình hình hoạt động của nhà hàng ở bất cứ đâu. 

Xem thêm: Linh hoạt xử lí những tình huống thường gặp trong nhà hàng

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn