Search

Dcorp Blog

F&B là gì? Các mô hình và chiến lược kinh doanh trong ngành F&B

Thực phẩm và đồ uống (F&B) là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường, ngành dịch vụ này đang trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những ai muốn khởi nghiệp. Đây cũng chính là lý do khiến cho mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao đòi hỏi các tân binh mới vào ngành cần trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Trong bài viết này, Dcorp sẽ tổng hợp những tổng quan về ngành F&B, các mô hình phổ biến cũng như chiến lược quan trọng để kinh doanh F&B hiệu quả.

Tổng quan về ngành F&B

F&B là gì?

F&B là viết tắt của cụm từ “Food and Beverage Service”, là loại hình dịch vụ kinh doanh nhà hàng và đồ uống. Những nơi cung cấp dịch vụ F&B điển hình là khách sạn, các đơn vị kinh doanh đồ ăn thức uống độc lập gồm nhà hàng, quán cà phê, quán ăn… Như vậy, kinh doanh F&B chính là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực nhà hàng, đồ uống. Ngành F&B bao gồm hai loại hình chính:

– Kinh doanh F&B độc lập: Là mô hình hoạt động ở mảng ẩm thực và đồ uống, điển hình là các nhà hàng, quán ăn, bar, cafe, lounge, pub…

– Doanh nghiệp sở hữu bộ phận F&B: Doanh nghiệp kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó có F&B. Ví dụ, trong một khách sạn sẽ có bộ phận F&B chuyên cung cấp nhu cầu ăn uống cho khách hàng.

>> Xem thêm: Thị trường thay đổi: Nhận biết và thích nghi với thị trường F&B năm 2023

kinh doanh f&b là gì

Dịch vụ F&B phổ biến tại các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, quán ăn (Nguồn: EHL Insights)

Nguồn gốc ngành F&B

Trên thực tế, các hoạt động liên quan đến dịch vụ ăn uống đã có từ rất lâu và là nhu cầu không thể thiếu ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, ngành dịch vụ này mới chỉ thực sự phát triển từ đầu thế kỷ 19, khi Nicholas Appert phát minh ra đồ hộp và Louis Pasteur phát minh ra “kỹ thuật thanh trùng” (còn gọi là Pasteurisation). Kể từ đó, các loại thức ăn và đồ uống mới có thể được bảo quản, lưu giữ và sử dụng lâu dài. Lúc này, ngành F&B mới thực sự phát triển mạnh mẽ.

>>Xem thêm: 10 Chỉ số quan trọng trong kinh doanh ngành F&B

Các mô hình và vai trò kinh doanh F&B phổ biến hiện nay

1. Mô hình kinh doanh trong nhà hàng

Kinh doanh F&B nhà hàng là quá trình vận hình bộ máy từ bộ phận quản lý, giám sát, lễ tân, nhân viên phục vụ… cho đến bộ phận bếp. Mỗi bộ phận sẽ thực hiện một nhiệm vụ khác nhau và được đào tạo theo tiêu chuẩn dịch vụ của từng nhà hàng. Điều này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tốt nhất đồng thời đóng góp vào nguồn doanh thu, lợi nhuận cho nhà hàng.

Vì nhu cầu trải nghiệm của khách hàng có thể khác nhau, tùy theo hình thức như đến ăn trực tiếp hoặc mua mang về. Đây cũng chính là lý do mà không phải tất cả các nhà hàng đều giống nhau, bởi chúng phụ thuộc vào từng mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh trong nhà hàng sẽ có những đặc điểm như:

  • Sản phẩm kinh doanh tại nhà hàng bao gồm hai loại: Sản phẩm do nhà hàng tự chế biến và sản phẩm được nhập về như các loại rượu bia, nước ngọt…
  • Thời gian phục vụ của nhà hàng thường kéo dài từ 6 đến 24 giờ. Có một số nhà hàng phục vụ thực khách 24/24.
  • Mỗi nhà hàng sẽ có nhiều bộ phận khác nhau như bộ phận kinh doanh, marketing, kế toán – tài chính, bếp, phục vụ…
  • Kết quả doanh thu của nhà hàng mang tính thời điểm vì có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như dịch bệnh, mùa, thời tiết…
  • Mô hình hàng phản ánh được tính đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi cộng đồng.

mô hình kinh doanh f&b

Mỗi nhà hàng là những mô hình kinh doanh khác nhau (Nguồn: Luxebook)

Các mô hình kinh doanh trong nhà hình điển hình như

  • Fast food: Mô hình này có kiểu chế biến, phục vụ những món ăn trong thời gian ngắn và tiện ích theo dạng suất ăn đơn lẻ. Thông thường là những món ăn như gà rán, hamburger, khoai tây chiên, pizza, súp, mì… Một số nhà hàng điển hình: McDonald’s, KFC, Burger King, Subway…
  • Street food: Street Food là một mô hình kinh doanh ẩm thực phổ biến tại các khu vực châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… và ẩm thực đường phố thể hiện một phần văn hóa của quốc gia đó. Hiện nay, trải nghiệm ẩm thực đường phố là một phần không thể thiếu của các khách du lịch. Bạn có thể bắt gặp mô hình kinh doanh này thông qua việc trải nghiệm bánh mì ở Việt Nam hay tteokbokki của Hàn Quốc. Một số nhà hàng điển hình: Coco5 – Bangkok Street Food Market, Bến Thành Street food market…
  • Bistro: Mô hình kinh doanh nhà hàng kết hợp cung cấp thêm nhiều dịch vụ như rượu, cà phê, thức ăn. Ở Việt Nam hiện nay, mô hình Bistro vẫn chưa thực sự phổ biến, hầu như chỉ tập trung tại các thành phố lớn như: Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… Một số nhà hàng điển hình: 48 Bistro, Bụi Bistro, Runam Bistro…
  • Buffet: Mô hình kinh doanh ẩm thực mà trong đó, khách hàng có thể thưởng thức nhiều loại món ăn khác nhau với một mức giá cố định, không có giới hạn về số lượng thức ăn. Các kiểu nhà hàng buffet thường gặp gồm: nhà hàng buffet truyền thống, buffet hiện đại và buffet theo thực đơn. Một số nhà hàng điển hình: King BBQ, Kichi Kichi, Phở 24, Dokki Việt Nam, Pizza 3 Râu…
  • Take away: Mô hình này bắt nguồn từ Ý và du nhập vào Việt Nam từ năm 2004 nhưng chỉ thực sự phát triển từ năm 2012 đến nay. Ban đầu, hình thức cafe take away này chỉ phục vụ cafe, đồ uống mang đi và không có bàn ghế phục vụ khách tại chỗ. Một số nơi sẽ có mặt bằng nhỏ và trang bị vài bộ bàn ghế để khách hàng ngồi lại chờ lấy đồ uống hoặc ngồi nghỉ trong thời gian ngắn. Một số nhà hàng điển hình như Ông Bầu, Laha Coffee, Guta Cafe…
  • Casual Dining: Đây là một trong những loại hình ẩm thực được yêu nhất hiện nay. Mô hình này hướng đến phục vụ nhóm đối tượng trung lưu. Do đó, chi phí bỏ ra để thưởng thức các bữa ăn tại đây ở mức vừa phải, không quá đắt nhưng cũng không quá rẻ. Một số nhà hàng điển hình: Luna D’Autumno, Baozi, ThaiExpress, Al Fresco’s, ManWah…

>> Xem thêm:

2. Mô hình kinh doanh đồ uống

Mô hình kinh doanh đồ uống, kinh doanh chuỗi cafe đang trở thành một xu hướng startup phổ biến hiện nay do nhu cầu ăn uống đa dạng của mọi người. Do đó, với mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các chủ cửa hàng phải liên tục làm mới chính mình, nắm bắt kịp thời xu hướng của giới trẻ, hiểu rõ tâm lý khách hàng mới có thể tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, để việc kinh doanh theo mô hình này đạt được hiệu quả, bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Am hiểu các loại đồ uống, bản thân người chủ cần nắm rõ cách thức pha chế, trang trí đến việc đào tạo cho nhân viên.
  • Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với thị trường mục tiêu.
  • Lập kế hoạch kinh doanh cẩn thận cho từng giai đoạn phát triển.
  • Tính toán số vốn cẩn thận và định giá hợp lý để đảm bảo việc kinh doanh mang lại lợi nhuận.

Hiện nay, có một số mô hình kinh doanh đồ uống cho giới trẻ được nhiều người quan tâm như: kinh doanh trà sữa, cà phê, nước ép, sinh tố; kinh doanh đồ uống take away; mô hình đồ uống healthy, mô hình quán trà chanh…

>>Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng và những điều cần lưu ý

Mô hình kinh doanh đồ uống là xu hướng phổ biến hiện nay (Nguồn: romatoday)

3. Mô hình kinh doanh trong khách sạn

Kinh doanh F&B trong khách sạn là dịch vụ cung cấp đồ ăn thức uống cho khách lưu trú tại khách sạn hoặc khách vãng lai. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về ăn uống của khách hàng, F&B trong khách sạn còn có các dịch vụ kèm theo như: hội nghị, tiệc, giải trí…

Thông thường, mô hình F&B ở khách sạn và F&B của một nhà hàng riêng biệt bên ngoài có sự khác biệt rất lớn. Mỗi khách sạn sẽ cơ cấu hình thành bộ phận F&B sao cho phù hợp để vận hành dựa trên các yếu tố về cấp độ sao, số lượng phòng, diện tích… cụ thể:

  • Khách sạn 3 sao: Bao gồm 1 nhà hàng phục vụ giờ cố định, 1 quầy bar và dịch vụ Room Service khi khách hàng có yêu cầu.
  • Khách sạn 4 sao: Có ít nhất 1 nhà hàng phục vụ các bữa trong ngày. Trong đó, bữa sáng được phục vụ theo mô hình buffet và quầy bar tại các khu vực công cộng như tiền sảnh, hồ bơi… và dịch vụ Room Service 24/24.
  • Khách sạn từ 5 sao trở lên: Có ít nhất 2 nhà hàng phục vụ ăn uống 24/24 với da dạng hình thức như: buffet, A La Carte, Set Menu… với thực đơn cao cấp Á – Âu. Ngoài ra, các khách sạn ngày nay còn có những khu vực riêng dành cho thực khách thưởng thức chuyên sâu các loại đồ uống, cocktail như: Lounge, club, quầy bar mở ở sân thượng hay ngoài bãi biển… và dịch vụ Room Service 24/24.

f&b trong khách sạn

Mô hình kinh doanh trong khách sạn (Nguồn: staypineapple)

Chiến lược kinh doanh F&B hiệu quả

Thực tế cho thấy, dù bạn kinh doanh trên bất kỳ lĩnh vực nào thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh là thực sự cần thiết bởi chúng ảnh hưởng đến doanh số cũng như khả năng tồn tại phát triển trên thị trường. Nhận thấy tầm quan trọng của điều này, Dcorp đã tổng hợp các chiến lược kinh doanh phù hợp cho ngành F&B mà bạn có thể tham khảo.

Xây dựng thương hiệu

Ngành dịch vụ ăn uống là ngành mang lại doanh thu nhanh chóng và một trong những cách gián tiếp giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp chính là sở hữu lượng khách hàng trung thành. Để đạt được điều này đòi hỏi nhà hàng cần xây dựng một hình ảnh đẹp, từ việc lựa chọn tên, slogan mang ý nghĩa tích cực đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp, nhân viên thân thiện… Từ đó, mức độ yêu mến và sự hài lòng của khách hàng cũng ngày một tăng lên.

Chính vì vậy, nhận thức về thương hiệu là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một doanh nghiệp F&B. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần định hình cụ thể một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu, từ đó duy trì được lòng trung thành của khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Do đó, trước khi kinh doanh, bạn cần xác định rõ định vị thương hiệu của mình là gì, đối tượng khách hàng mục tiêu nhắm tới là ai và cách thức thực hiện.

>> Xem thêm: Những sai lầm khi lập kế hoạch marketing cho nhà hàng

Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Người tiêu dùng hiện nay ngày càng chú trọng vào những sản phẩm tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Những thay đổi này đòi hỏi các nhà hàng cần chú trọng vào những giá trị to lớn và bền vững hơn bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ còn là cách khiến khách hàng nhớ đến và phân biệt doanh nghiệp của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Đối với ngành F&B, giá trị mang đến cho khách hàng nằm ở các món ăn, đồ uống trong hương vị, cách chế biến, nguyên liệu, tính thẩm mĩ, độ an toàn, chất lượng, dinh dưỡng…

>> Xem thêm: 

kinh doanh chuỗi f&b

Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh f&b (Nguồn: glion)

Nhượng quyền kinh doanh F&B

Hình thức nhượng quyền kinh doanh là một trong những cách hiệu quả và nhanh chóng nhất để phát triển một chuỗi nhà hàng F&B. Mô hình kinh doanh này ngày càng trở nên phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Nguyên nhân là nhượng quyền không chỉ giúp các chuỗi F&B tăng doanh thu mà còn tăng độ phủ sóng và giá trị thương hiệu. Bên cạnh đó, bên nhận quyền cũng được hỗ trợ marketing từ công ty chủ quản, không cần tốn nhiều chi phí để quảng bá thương hiệu và đã có sẵn tệp khách hàng…

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu lớn đang sử dụng phương pháp này và cực kỳ thành công như Kichi Kichi, Pizza Company, Popeyes, Burger King, KFC, Thai Express… hay các thương hiệu cafe nhượng quyền Việt đình đám như Highlands Coffee, The Coffee House, King Coffee…

>> Xem thêm: Những điều nên biết về nhượng quyền thương hiệu

Liên kết đa nền tảng, công nghệ số

Sự phát triển của công nghệ và mạng internet đã tạo ra cơ hội kinh doanh F&B trực tuyến và giao hàng. Các nền tảng đặt hàng online và dịch vụ giao hàng nhanh đã giúp các doanh nghiệp F&B tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, với xu hướng chuyển đổi số ngày càng rộng rãi, người tiêu dùng hiện nay cũng hình thành nên thói quen sử dụng ví online để thanh toán thay vì phải dùng tiền mặt như trước đây. Trên thực tế đã có rất nhiều khách hàng từ chối những doanh nghiệp F&B không sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến. Do đó, việc ứng dụng công nghệ số với liên kết đa nền tảng sẽ là một yếu tố mà các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư để nâng cao trải nghiệm khách hàng.

>> Xem thêm: 5 Lưu ý giúp doanh nghiệp F&B sử dụng app đặt đồ ăn hiệu quả

Dcorp POS – giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh F&B hiệu quả cho doanh nghiệp

Với tốc độ gia tăng về số lượng nhà hàng và quán ăn, thậm chí cả cơ sở kinh doanh ăn uống đã khiến cho thị trường F&B bão hòa và mất cân bằng về cung cầu. Do đó, đường đua của các doanh nghiệp trong ngành giờ đây phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đầu tư, quy mô, tầm nhìn và hệ thống quản trị. Nguyên nhân là nhu cầu của khách hàng ngày nay đã có sự thay đổi rất lớn. Nếu như “ăn ngon” là điều kiện cần thì “được phục vụ nhanh chóng” chính là điều kiện đủ giúp doanh nghiệp của bạn ghi điểm với thực khách. Do đó, các nhà hàng nhỏ lẻ đến chuỗi lớn, nếu không nghiêm túc đầu tư, ứng dụng công nghệ vào vận hành và quản trị sẽ có nguy cơ tụt hậu rất cao bởi những trải nghiệm không tốt từ thực khách.

Phần mềm quản lý nhà hàng Dcorp R-Keeper là giải pháp quản lý nhà hàng chuyên sâu cho ngành F&B, giúp bạn giải quyết bài toán phức tạp trong quy trình vận hành nhà hàng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, Dcorp R Keeper trở thành giải pháp quản lý nhà hàng uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Phần mềm R-Keeper cung cấp các giải pháp quản lý hàng đầu để chuẩn hóa nghiệp vụ bán hàngtăng hiệu suất làm việc nhân viên cũng như thống kê số liệu, doanh thu theo từng mốc thời gian. Đặc biệt, Dcorp R-Keeper đưa ra những báo cáo phân tích chuyên sâu giúp các nhà quản lý có thể dễ dàng xác định xu hướng để phát triển nhà hàng.

Bên cạnh đó, với việc tích hợp các hệ thống thanh toán và đặt hàng trực tuyến, R-Keeper mang đến trải nghiệm linh hoạt và thuận tiện cho khách hàng. Từ việc đặt hàng trước đến thanh toán online và gửi phản hồi, tạo ra một môi trường kinh doanh linh hoạt, hiệu quả và cá nhân hóa.

>> Xem thêm: 

Phần mềm quản lý nhà hàng chuyên sâu Dcorp R-Keeper

Dcorp POS – Giải pháp quản lý nhà hàng hàng đầu thế giới dành cho doanh nghiệp F&B, thuộc quyền sở hữu của Dcorp Vietnam, thành viên của Công ty Đa Quốc gia cung cấp giải pháp Công nghệ Phần mềm Hiện đại và Chuyên nghiệp Chuyên cho lĩnh vực F&B (F&B POS Solution). Tại Việt Nam, với hơn 10 năm phát triển, hiện Dcorp là Công ty Tiên phong và Dẫn đầu ngành POS chuyên cho các chuỗi nhà hàng tầm trung và lớn. Dcorp đang là đối tác tin cậy của các thương hiệu lớn như: Golden Gate (sở hữu hơn 500 nhà hàng), Goldsun Food (hơn 200 nhà hàng), QSR Vietnam (hơn 100 nhà hàng), Central Group, King Coffee, IPP Group, NISO, Red Wok, New Pearl, El Gaucho… Các thương hiệu nhà hàng nổi bật có thể kể đến: Burger King, Popeyes Chicken, The Pizza Company, Gogi House, Vuvuzela, Hutong, Sumo BBQ, Kichi Kichi, iSushi, Hot Pot Story, Thai Express, King BBQ, Chang Kang Kung, Sườn Cây, El Gaucho Beefsteak, Sushi Tei, The Gang, Bia Craft, Pasteur Street, Dairy Queen, Cheese Coffee…

Nếu quý khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn về phần mềm quản lý nhà hàng của Dcorp Vietnam, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Hotline: 0909 119 070
  • Email: sales@dcorp.com.vn
  • Trụ sở tại TPHCM: 23-25 Trần Nhật Duật, Tân Định, Quận 1
  • Trụ sở tại Hà Nội: Lầu 2, HKC Building, 285 Đội Cấn, Ba Đình
  • Social: Facebook | LinkedIn | Zalo

Xem thêm:

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.