Search

Dcorp Blog

Kinh doanh trà sữa: Cánh cửa có còn rộng mở cho những người đến sau ?

Kinh doanh trà sữa có còn ngọt ngào như trước? Nhiều nhà đầu tư đặt ra nghi vấn về cơ hội thành công trong thị trường trà sữa gần như là bão hòa này.

Trà sữa còn “ngọt” không?

Trà sữa du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000, thời kỳ đó với công thức chế biến đơn giản chỉ bao gồm trà và sữa kèm theo là những hạt trân châu được làm từ bột sắn chứ không bao gồm nhiều loại topping đa dạng như hiện nay. Các xe đẩy, các cửa hàng cũng chỉ ở quy mô nhỏ, ven đường, không có thương hiệu và hầu hết đều tập trung ở trường học nhưng vẫn thu hút được rất nhiều học sinh, sinh viên.

Hiện nay, trải qua nhiều năm, thị trường trà sữa đã chứng kiến nhiều thương hiệu trà sữa ra đời thay thế những mô hình cũ và dần trở thành một văn hóa của giới trẻ. Thếnhưng giờ đây khi đã trải qua giai đoạn tăng trưởng phi mã thì kinh doanh rà sữa đang dần có sự chọn lọc, phân loại và dần trở nên ổn định hơn.

kinh doanh trà sữa

Với hơn 100 thương hiệu trà sữa trong cuộc chiến giành thị phần, thị trường đã chứng kiến nhiều thương hiệu lớn giảm dần quy mô hoặc thậm chỉ là rời bỏ cuộc chơi như Ten Ren. Kèm theo đó là nhiều rắc rối xảy ra xung quanh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đóng cửa vì bùng phát đại dịch khiến cho thị trường trà sữa càng trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết.

Điều này đặt ra câu hỏi rằng phải chăng kinh doanh trà sữa đã hết “ngọt”?

Cơ hội nào cho những kẻ đến sau ?

Dù đang trong giai đoạn có sự chọn lọc nhưng cơ hội để chen chân vào thị trường này vẫn còn rất lớn. Đặc biệt, khi mà có hơn 53% người được khảo sát thường uống trà sữa ít nhất một tuần một lần theo khảo sát của Lozi. Để bổ sung cho luận điểm này, chúng tôi sẽ đưa thêm bốn lý do để chứng minh cho điều trên là khả thi:

Thứ nhất trà sữa là thức uống được hầu hết thế hệ Millennials (chiếm hơn 30% trong tổng số dân Việt Nam theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019) lựa chọn vì để thay thế cho việc không uống được cà phê.

Thứ hai thị trường trà sữa rất sáng tạo, hằng ngày đều có nhiều cửa hàng trà sữa “mọc” lên với sự mới mẻ trong trang trí cùng theo đó là mỗi thương hiệu trà sữa đều cố gắng tạo ra món mới để có thể thỏa mãn nhu cầu của luôn thay đổi của khách hàng.

Thứ ba thị trường trà sữa vẫn đang còn tập trung khá nhiều ở thành thị nên thị trường nông thôn, tỉnh lẻ vẫn đang là một thị trường màu mỡ, nhiều tiềm năng.

Thứ tư với đối tượng khách hàng là giới trẻ nên việc trung thành với một thương hiệu thường không cao, họ được xem là đối tượng khách hàng luôn chào đón và hứng thú với những thương hiệu, cửa hàng mới vì tính tò mò và thích trải nghiệm.

kinh doanh trà sữa

Hơn thế nữa, khách hàng ngày càng quan tâm nhiều đến thành phần mà họ ăn uống nên chất lượng sản phẩm đang là yếu tố mang tính cạnh tranh hàng đầu. Vì lẽ đó mà thị trường trà sữa không còn là sân chơi của các “đại gia lắm tiền” mà thay vào đó là sự đấu trí thật sự.

Để chuẩn bị cho việc “chào sân” hoàn hảo đòi hỏi người chủ phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ và đặc biệt là ở khâu tìm nhà cung ứng, phải đảm bảo nguyên liệu sạch, có nguồn gốc và nhà cung ứng đó nên ở trong lãnh thổ Việt Nam để có thể phần nào giảm chi phí vận chuyển.

Để có thể kinh doanh trà sữa với bối cảnh thị trường khắc nghiệt, nhiều người chủ đã chọn hình thức kinh doanh trà sữa nhượng quyền thương hiệu để có thể dễ dàng “tiến thân”. Với hình thức này, họ hoàn toàn không phải lo quá nhiều vì bên nhượng quyền đã đảm nhận hầu như mọi việc từ marketing, nhân sự đến mua các trang thiết bị.

Xem thêm: Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu

Bên cạnh đó, do thương hiệu nhượng quyền đã xây dựng được hình ảnh trên thị trường nên việc có được lợi nhuận từ sớm là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với những tính chất trên nên hình thức này thường tốn khá nhiều chi phí và chỉ nên kinh doanh khi bạn có một nguồn vốn đầu tư lớn.

Không phải vì thế mà bạn không thể sở hữu cho mình một thương hiệu riêng. Như đã nói ở trên đây là một cuộc đấu trí thật sự. Nếu bạn có một ý tưởng độc lạ và sản phẩm có nhiều sự khác biệt trên thị trường về bao bì, chất lượng,… thì điều này hoàn toàn khả thi.

Thời gian đầu có thể khó khăn hơn so với hình thức nhượng quyền khi bạn phải tìm cách quảng bá hình ảnh cửa hàng để khách hàng biết đến nhưng nếu đã vượt qua được giai đoạn phát triển thì cửa hàng cửa bạn sẽ đạt được lợi nhuận rất lớn vì kinh doanh trà sữa thường đem lại 60-70% lợi nhuận và chủ cửa hàng không phải chia sẻ lợi nhuận với bên nhượng quyền.

Kinh doanh trà sữa được xem là đang trên đà tăng trưởng nóng nhưng vẫn tồn tại nhiều dư địa và luôn có cơ hội để cho nhiều nhà đầu tư kiếm đợi lợi nhuận lớn từ mô hình kinh doanh được xem là không bao giờ lỗi thời này. Nếu bạn mong muốn sở hữu một thương hiệu cho riêng mình thì việc sử dụng phần mềm quản lý để hỗ trợ trong việc vận hành quán sẽ là điều cần thiết để bạn có thể hoàn toàn tập trung vào việc chăm sóc khách hàng và cạnh tranh được với các đối thủ lớn.

>> Xem thêm: Top 10 thương hiệu nhượng quyền cafe lợi nhuận cao nhất hiện nay

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.