Search

Dcorp Blog

Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? 10 bước cần thực hiện

Với quy mô ước tính lên đến khoảng 1,3 tỷ USD mỗi năm, thị trường chuỗi nhà hàng và chuỗi cửa hàng cafe tại Việt Nam đang trở thành một điểm sáng với tiềm năng phát triển đáng kể. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ từ các thương hiệu nổi tiếng như Highlands, Phúc Long, Trung Nguyên E-Coffee… đã tạo ra một bước nhảy vọt cho số lượng cửa hàng cà phê tại Việt Nam trong năm 2023. Với Highlands Coffee, tính đến tháng 5/2023, thương hiệu này đã có 635 cửa hàng trên toàn quốc và ghi nhận doanh thu ấn tượng. Trong một thị trường đang phát triển đầy tiềm năng như vậy, việc kinh doanh cà phê không còn là chuyện đơn giản mà đòi hỏi một quy trình tỉ mỉ và chiến lược toàn diện. Hãy cùng Dcorp phân tích về quy trình mở quán cafe và những thủ tục cần thiết để kinh doanh thành công.

1. Nghiên cứu kỹ thị trường

Nghiên cứu kỹ thị trường là một bước đặc biệt quan trọng để xác định được khả năng thành công của dự án và các cơ hội phát triển sau này. Nghiên cứu thị trường không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh mà còn mở rộng ra tìm hiểu về khách hàng tiềm năng. Quá trình nghiên cứu này đòi hỏi số liệu, dữ liệu thống kê chính xác giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn. Để có thể nghiên cứu thị trường hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu dựa trên các tiêu chí cơ bản như:

Tiêu chíMô tả
1. Mục tiêu nghiên cứuXác định khả năng tiêu thụ cà phê ở khu vực đó, sở thích của đối tượng mục tiêu hoặc cạnh tranh từ các quán cafe khác.
2. Khách hàng mục tiêuNghiên cứu về khách hàng mục tiêu cần tập trung vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập, thói quen sử dụng cafe và xu hướng tiêu dùng…
3. Đối thủ cạnh tranhCần nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ cung cấp cũng như chiến lược giá cả, mô hình kinh doanh, vị trí địa lý và đặc biệt là điểm mạnh và điểm yếu của họ.
4. Xu hướng thị trườngNghiên cứu xu hướng thị trường liên quan đến ngành cà phê, chẳng hạn như ưa thích đối với cà phê chất lượng cao, xu hướng làm việc từ xa, và các phong cách sống sức khỏe.
5. Nhu cầu thị trườngDự đoán nhu cầu thị trường cho sản phẩm và dịch vụ của bạn dựa trên dân số, xu hướng tiêu dùng và các yếu tố khác.

2. Lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong quy trình mở quán cafe giúp định hình và đảm bảo sự thành công cho một doanh nghiệp. Đó là nền tảng để xác định hướng đi và mục tiêu đúng đắn của doanh nghiệp trong tương lai.

Kế hoạch kinh doanh không chỉ là một tài liệu giới thiệu mà còn là một bản đồ định hướng cho doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh bao gồm những yếu tố quan trọng như thông tin về đối thủ cạnh tranh, hệ thống phân cấp nhân sự, đề cương kế hoạch marketing, chính sách nhân sự và hoạt động kế toán. Một phần không thể thiếu trong việc phát triển kế hoạch kinh doanh là việc xác định nguồn tài trợ và định hình chiến lược tài chính. Kế hoạch này giúp kết nối mục tiêu kinh doanh với nguồn lực tài chính và thể hiện sự hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư hoặc ngân hàng.

Lập kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu giúp tạo nên một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, từ cơ cấu tổ chức đến chiến lược tiếp thị, từ phân tích thị trường đến dự đoán tài chính. Điều này giúp doanh nghiệp xác định và khắc phục các điểm yếu, tối ưu hóa cơ hội phát triển và đảm bảo sự thành công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.

quy trình mở 1 quán cafe

Lập kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng trong quy trình mở quán cafe (Nguồn: fooddocs)

3. Lựa chọn mô hình kinh doanh quán cafe phù hợp

Trên thực tế, mô hình kinh doanh quán cà phê gồm là mô hình cafe truyền thống và mô hình cafe nhượng quyền. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa hai mô hình này với các đặc điểm như:

– Mô hình cafe truyền thống (tự mở quán độc lập):

  • Mô hình cafe sân vườn: Tạo không gian mở, thoáng đãng, thu hút khách hàng muốn tận hưởng không gian gần với thiên nhiên và thư giãn.
  • Mô hình cafe bao cấp: Lấy ý tưởng từ thời kỳ bao cấp, tạo không gian độc đáo và gợi nhớ về quá khứ của đất nước, thu hút khách hàng muốn trải nghiệm không gian đặc biệt và hoài niệm.
  • Mô hình cafe cổ điển: Tạo không gian mang đậm nét cổ điển, lôi cuốn khách hàng muốn trải nghiệm không gian lịch sử và truyền thống.
  • Mô hình cafe sách: Hướng đến đối tượng khách hàng yêu sách, muốn tận hưởng không gian đọc sách và thưởng thức cà phê.

– Mô hình cafe nhượng quyền: hợp tác với các thương hiệu cafe nhượng quyền nổi tiếng như Highlands Coffee, Trung Nguyên, The Coffee House, Starbucks… để sử dụng thương hiệu đã được công nhận, đồng thời nhận được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, đào tạo, tiếp thị và sử dụng thương hiệu để thu hút khách hàng.

>> Xem thêm:

quy trình mở quán cà phê

Lựa chọn mô hình kinh doanh quán cafe phù hợp giúp thu hút đúng khách hàng mục tiêu (Nguồn: thicongnhahang)

4. Chuẩn bị giấy phép để mở quán cafe

Việc chuẩn bị giấy phép trong quy trình mở quán cafe là một quy trình phức tạp nhưng vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra hợp pháp và an toàn. Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết và điều kiện để mở quán cà phê cần đáp ứng mà Dcorp đã tổng hợp.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh mở quán cafe

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh: Bản đơn yêu cầu đăng ký kinh doanh quán cafe.
  • Thông tin đăng ký kinh doanh: Gồm các thông tin như tên quán, địa chỉ, vốn đầu tư, số lao động sử dụng, và các thông tin liên quan khác.
  • Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu: Của chủ quán và các thành viên trong trường hợp là hộ kinh doanh.
  • Bản sao biên bản họp v/v thành lập hộ kinh doanh: Nếu có nhiều thành viên trong hộ gia đình đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao văn bản ủy quyền: Trong trường hợp cần ủy quyền cho một thành viên trong hộ gia đình làm chủ kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê địa điểm: Xác nhận việc thuê địa điểm để mở quán cafe.

Ngoài ra, có thể cần tham khảo thêm thông tin liên quan đến việc làm hồ sơ chi tiết tại UBND Quận/Huyện hoặc liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố, tùy thuộc vào quy mô và loại hình kinh doanh của quán cà phê.

Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong khoảng 3-5 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ, miễn là đơn đủ điều kiện sau:

  • Ngành kinh doanh cá thể không thuộc ngành, nghề cấm theo quy định của pháp luật.
  • Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp với quy định.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký.

Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh quán cà phê được thực hiện an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, việc xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều không thể thiếu trong quy trình mở quán cafe. Dưới đây là hồ sơ cần thiết và trình tự thủ tục để đạt được giấy phép này:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Bao gồm đơn xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu qui định 
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Xác nhận hoạt động kinh doanh của quán cà phê.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất và trang thiết bị: Tài liệu này cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên, để đảm bảo rằng những người liên quan đủ điều kiện sức khỏe để tham gia hoạt động kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm: Xác nhận rằng chủ cơ sở và nhân viên có kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

  • Tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu đủ điều kiện, sẽ cấp Giấy chứng nhận. Trong trường hợp từ chối, cơ quan sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

5. Lựa chọn địa điểm mở quán cafe

Việc lựa chọn địa điểm phù hợp đòi hỏi bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng nhất trong quy trình mở một quán cafe. Điều này đảm bảo rằng quán cafe của bạn sẽ đạt được sự thành công và ổn định trong tương lai. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà các chủ đầu tư cần quan tâm trong quá trình lựa chọn địa điểm như:

  • Phù hợp với số vốn đầu tư: Chi phí thuê mặt bằng nên phản ánh khoảng 20% trong tổng chi phí đầu tư. Điều này giúp đảm bảo tính khả thi của dự án và tăng cơ hội sinh lời.
  • Phù hợp với đối tượng khách hàng: Địa điểm nên phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của quán. Ví dụ, nếu quán hướng đến khách hàng trung niên thích yên tĩnh, không nhất thiết phải chọn mặt bằng trên đường lớn.
  • Mật độ người qua lại đông: Lựa chọn địa điểm gần các công ty, trường học, trung tâm mua sắm để đảm bảo có lượng khách hàng ổn định.
  • Tiện ích đỗ xe: Mặt bằng nên có chỗ đậu xe thuận tiện để thu hút khách hàng.
  • Phù hợp với loại hình quán cafe: Đối với từng loại hình quán cafe như take-away, sân vườn, vintage hay sách, bạn cần chọn địa điểm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng mô hình kinh doanh.
  • Yếu tố khác cần xem xét: Bạn cũng cần xem xét các yếu tố như giá thuê, vị trí của đối thủ cạnh tranh, xu hướng vùng lân cận, và thị trường mục tiêu của bạn.

>>Có thể bạn quan tâm: 7 Cách quản lý chuỗi cửa hàng cà phê hiệu quả

Lựa chọn địa điểm mở quán cafe

Địa điểm quán cà phê lý tưởng cần phù hợp với mô hình kinh doanh và đối tượng mục tiêu (Nguồn: Cheese coffee)

6. Xây dựng menu quán

Thực đơn hay menu quán là cách để ghi điểm với khách hàng, tạo ra một ấn tượng đặc biệt cho thương hiệu của bạn, đồng thời góp phần vào việc tối đa hóa doanh thu. Trên thực tế, việc xây dựng menu quán không chỉ đơn thuần là liệt kê các món ăn và đồ uống mà quá trình này đòi hỏi sự sáng tạo với một chiến lược rõ ràng và cẩn thận. Một vài gợi ý nhỏ khi xây dựng menu quán mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Giữ menu đơn giản: Một menu đơn giản và rõ ràng sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và trải nghiệm. Hãy tập trung vào các món chủ đạo và tránh quá nhiều lựa chọn để không làm rối mắt khách hàng.
  • Thể hiện được thương hiệu của bạn: Thực đơn nên phản ánh đúng tinh thần và giá trị thương hiệu của quán cà phê. Hãy sử dụng ngôn ngữ và phong cách thiết kế phù hợp để tạo ra sự nhận diện và ấn tượng mạnh mẽ.
  • Nắm bắt xu hướng thị trường: Theo dõi xu hướng và đánh giá những gì đang diễn ra trên thị trường để có thể cung cấp những món mới, phù hợp với sở thích của khách hàng.
  • Nhận phản hồi trước khi hoàn thiện: Trước khi công bố chính thức, hãy thu thập ý kiến phản hồi từ những người quen thuộc hoặc khách hàng tiềm năng để điều chỉnh và hoàn thiện thiết kế menu của bạn.
  • Xây dựng menu điện tử: Việc xây dựng menu điện tử không chỉ giúp tăng số lượng đơn đặt hàng cho quán mà còn tăng giá trị trung bình của mỗi đơn hàng. Tích hợp menu điện tử hiện đang là xu hướng mới và còn là giải pháp tiện ích giúp quán cafe đạt hiệu quả cao. Với việc sử dụng công nghệ hiện đại, quán cafe có thể tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và tạo điểm nhấn độc đáo cho thương hiệu của mình.

Hãy đảm bảo rằng, menu của bạn không chỉ là một danh sách mà còn là một câu chuyện thú vị về thương hiệu của bạn.

7. Đầu tư vào các trang thiết bị

Trong việc xây dựng quán cà phê, việc đầu tư vào các trang thiết bị là một phần không thể thiếu. Đây là một trong những bước quan trọng giúp bạn chuẩn bị và phục vụ khách hàng một cách chất lượng và hiệu quả. Dưới đây là danh sách một số thiết bị quan trọng và cơ bản nhất mà bạn nên đầu tư:

  • Máy xay cà phê: Đối với cà phê nguyên chất, việc sở hữu một máy xay cà phê chuyên nghiệp là không thể thiếu để giữ được hương vị tốt nhất từ cà phê.
  • Máy pha cà phê: Một máy pha chất lượng sẽ giúp bạn tạo ra những tách cà phê đậm đà và thơm ngon. Ngoài ra, nếu quán của bạn cung cấp nhiều loại cà phê khác nhau, một máy pha cà phê đa năng sẽ giúp tiết kiệm không gian và thời gian.
  • Máy xay: Ngoài máy xay cà phê, việc sở hữu một máy xay đa năng cũng giúp bạn chuẩn bị các nguyên liệu khác như hạt điều, hạt hạnh nhân cho các đồ uống pha trộn được tiện lợi hơn. 
  • Tủ lạnh và máy làm mát: Giúp bạn lưu trữ cà phê, sữa và các nguyên liệu khác một cách an toàn và tiện lợi.
  • Hệ thống POS nhà hàng: Hệ thống cung cấp các tính năng giúp tối ưu hóa các quy trình trong quản lý quán cafe như order và tính tiền, quy trình nhà bếp, quản lý kho, quản lý giao hàng, phân tích báo cáo, quản lý quan hệ khách hàng, chuyển đổi số và quản lý từ xa…

quy trình mở quán cafe

Hệ thống POS Dcorp là lựa chọn tối ưu khi kinh doanh quán cà phê

8. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Trong quy trình mở quán cà phê, việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên là một phần không thể thiếu để đảm bảo hoạt động của quán diễn ra một cách suôn sẻ và chuyên nghiệp từ ngày đầu tiên. Dưới đây là một số bước và lời khuyên để bạn thực hiện quy trình này một cách hiệu quả:

  • Xác định nhu cầu nhân sự: Đầu tiên, bạn cần xác định số lượng và loại hình nhân viên mà quán cà phê của bạn cần. Với một quán cafe mới mở, nhân viên cơ bản thường bao gồm nhân viên pha chế, phục vụ và thu ngân.
  • Tuyển dụng phù hợp: Cân nhắc đến việc tuyển dụng nhân viên phù hợp với thương hiệu, giá trị và văn hóa doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể được thực hiện thông qua lời giới thiệu, các bảng thông tin việc làm và quảng cáo trên các trang mạng xã hội.
  • Đào tạo kỹ năng cần thiết: Đối với nhân viên pha chế, đảm bảo họ được đào tạo kỹ năng pha chế một cách bài bản để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đối với nhân viên phục vụ và thu ngân, đào tạo về thái độ phục vụ, sự nhiệt tình và trách nhiệm cũng là điều rất quan trọng 
  • Chú trọng vào chất lượng dịch vụ: Khách hàng sẽ quay trở lại quán của bạn nếu họ cảm thấy được phục vụ tốt. Do đó, việc tuyển dụng và đào tạo những nhân viên chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

Việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên chất lượng không chỉ giúp thu hút và giữ chân khách hàng, mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của quán cà phê trong thời gian tới.

các bước mở quán cà phê

Nhân viên là nguồn lực chính đóng góp vào việc tương tác và giữ chân khách hàng (Nguồn: Highland coffee)

9. Lên kế hoạch marketing cho quán cà phê

Khi bạn mở quán cà phê, việc lên kế hoạch marketing là một phần không thể thiếu để thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu của mình. Dưới đây là một số chiến lược và công cụ mà bạn có thể sử dụng để thực hiện kế hoạch marketing của mình:

  • Áp dụng chiến dịch từ ban đầu: Bạn có thể bắt đầu chiến dịch marketing trước bằng cách tặng mẫu cà phê miễn phí, tặng phiếu giảm giá hoặc tiếp thị qua email nhà hàng để thu hút sự chú ý từ khách hàng tiềm năng.
  • Tận dụng mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo để chia sẻ hình ảnh, thực đơn và thông điệp của quán cà phê với đông đảo bạn bè và cộng đồng mạng.
  • Sử dụng các công cụ marketing miễn phí và trả phí: Tận dụng các công cụ như voucher, tờ rơi, tặng quà để tăng độ phủ thương hiệu và thu hút khách hàng mới đến quán của bạn.
  • Thuê đơn vị quảng cáo: Nếu có khả năng, hãy thuê đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp để thực hiện các chiến dịch truyền thông và quảng cáo đảm bảo hiệu quả cao.

Việc lên kế hoạch marketing cho quán cà phê không chỉ giúp bạn thu hút khách hàng mà còn giúp xây dựng thương hiệu của bạn trở nên nổi bật và thành công trên thị trường.

10. Xây dựng quy trình quản lý quán cafe

Trong quy trình quản lý một quán cafe việc xây dựng quy trình quản lý là điều vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của cơ sở kinh doanh. Thông qua việc lên kế hoạch rõ ràng và chi tiết, mọi vai trò và trách nhiệm của từng nhân viên được xác định rõ ràng, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và tránh bị trùng lặp hoặc bỏ sót công việc. Dưới đây là một số quy trình quan trọng mà bạn nên xây dựng cho quán cafe của mình:

  • Quản lý kho: Đảm bảo việc kiểm soát hàng hóa, nhập xuất kho diễn ra một cách chính xác và hiệu quả.
  • Nhập hàng: Xác định quy trình đặt hàng và nhập hàng mới vào quán sao cho tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Chăm sóc khách hàng: Xây dựng quy trình phục vụ khách hàng chuyên nghiệp và thân thiện để tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng.
  • Quản lý nhân viên: Xác định vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của từng nhân viên trong quán để tạo điều kiện làm việc tích cực và gia tăng cơ hội phát triển của họ.
  • Kiểm kê hàng hóa: Thực hiện kiểm kê định kỳ để đảm bảo sự chính xác và minh bạch trong quản lý hàng hóa.
  • Bán hàng và phục vụ: Xây dựng quy trình bán hàng và phục vụ linh hoạt và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, để tối ưu hóa quy trình quản lý, việc sử dụng phần mềm quản lý quán cafe là sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực để chuẩn hóa quy trình vận hành và giảm thiểu các lỗi nghiệp vụ trong quản lý chuỗi cà phê, đồng thời hạn chế thất thoát hiệu quả.

Phần mềm quản lý quán cafe Dcorp POS cung cấp các giải pháp POS chuyên sâu ở phân khúc trung và cao cấp với các tính năng vượt trội nhất như:

  • Hệ thống POS order: Phần mềm được thiết kế chuyên biệt cho từng máy POS màn hình cảm ứng giúp xử lý order nhanh chóng, chính xác ngay cả trong giờ cao điểm và giảm thiểu các lỗi nghiệp vụ, tự động gửi thông tin order vào bar, bếp.
  • Phần mềm order trên tablet/ mobile: Nhân viên nhà hàng tự động hóa việc nhận order của khách hàng ngay tại bàn thông qua iPad, Mobile giúp rút ngắn thời gian đi lại, tăng hiệu suất phục vụ khách hàng trong giờ cao điểm.
  • Phần mềm quản lý kho chuyên cho F&B: Hệ thống quản lý kho chuyên nghiệp StoreHouse giúp tự động hóa toàn diện quy trình sản xuất, quản lý định lượng món ăn chính xác, quản lý cụ thể số lượng nguyên liệu nhập-xuất-tồn kho, chi phí hàng hóa và giá vốn, hạn chế tối đa thất thoát.
  • Hệ thống đặt bàn: Khách hàng có thể tự order trực tuyến trên giao diện website. Sau đó, đơn hàng sẽ được gửi trực tiếp về nhà hàng thông qua trung tâm điều phối (call-center) để quản lý toàn bộ chuỗi dịch vụ khép kín.
  • Hệ thống quản lý khách hàng – CRM: Lưu giữ, phân tích và cung cấp dữ liệu, từ đó lập các báo cáo cần thiết và đưa ra chiến lược hiệu quả nhất nhằm tương tác và xây dựng hệ thống ưu đãi cho khách hàng (giảm giá, tích điểm, đổi điểm).
  • Bán hàng đa kênh và quản lý giao hàng: Delivery POS được tích hợp với R-Keeper 7 để quản lý và tự động hóa dịch vụ giao hàng với các đơn giao hàng đồ ăn ngay trên POS. Hệ thống sẽ tiếp nhận order từ tất cả các kênh: Web-Order, Phone-Order, Email-Order, Chatbot-Order… để quản lý từ khâu order – điều phối order – trạng thái order – theo dõi trạng thái của shipper – giám sát việc giao hàng.
  • Hệ thống báo cáo chuyên sâu: Hệ thống Dashboard chi tiết và chính xác của Dcorp POS cho phép thiết lập theo nhu cầu từng cá nhân để theo dõi các chỉ số kinh doanh, giúp bám sát biến động kinh doanh ở chế độ online theo ngày, tháng, quý, năm.

>> Xem thêm: 10 lý do nên chuyển phần mềm quản lý nhà hàng sang R-Keeper

Dcorp POS – Giải pháp quản lý nhà hàng hàng đầu thế giới dành cho doanh nghiệp F&B, thuộc quyền sở hữu của Dcorp Vietnam, thành viên của Công ty Đa Quốc gia cung cấp giải pháp Công nghệ Phần mềm Hiện đại và Chuyên nghiệp Chuyên cho lĩnh vực F&B (F&B POS Solution). Tại Việt Nam, với hơn 10 năm phát triển, hiện Dcorp là Công ty Tiên phong và Dẫn đầu ngành POS chuyên cho các chuỗi nhà hàng tầm trung và lớn. Dcorp đang là đối tác tin cậy của các thương hiệu lớn như: Golden Gate (sở hữu hơn 500 nhà hàng), Goldsun Food (hơn 200 nhà hàng), QSR Vietnam (hơn 100 nhà hàng), Central Group, King Coffee, IPP Group, NISO, Red Wok, New Pearl, El Gaucho… Các thương hiệu nhà hàng nổi bật có thể kể đến: Burger King, Popeyes Chicken, The Pizza Company, Gogi House, Vuvuzela, Hutong, Sumo BBQ, Kichi Kichi, iSushi, Hot Pot Story, Thai Express, King BBQ, Chang Kang Kung, Sườn Cây, El Gaucho Beefsteak, Sushi Tei, The Gang, Bia Craft, Pasteur Street, Dairy Queen, Cheese Coffee…

Nếu quý khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn về phần mềm quản lý nhà hàng của Dcorp Vietnam, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Hotline: 0909 119 070
  • Email: sales@dcorp.com.vn
  • Trụ sở tại TPHCM: 23-25 Trần Nhật Duật, Tân Định, Quận 1
  • Trụ sở tại Hà Nội: Lầu 2, HKC Building, 285 Đội Cấn, Ba Đình
  • Social: Facebook | LinkedIn | Zalo

Tags: mô hình cafe take away, mở quán cafe phục vụ đồ ăn sáng, kinh doanh quán cafe nhỏ

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn