Search

Dcorp Blog

4 tố chất cần có của một người quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng có cần xuất phát điểm là một đầu bếp giỏi? Câu trả lời là KHÔNG cần thiết vì đặc điểm công việc quản lý nhà hàng sẽ liên quan đến việc lập kế hoạch, nhân sự, chiến lược những công việc ít hoặc không liên quan đến chế biến món ăn.

Không thể phủ nhận sự thành công của nhiều đầu bếp khi lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh nhà hàng như bếp trưởng Gorden Ramsay hay chuỗi nhà hàng phong cách Italya của Jamie Oliver,… nhưng đó chỉ chiếm một số ít vì đa phần các nhà hàng trên thế giới, người quản lý không phải là người có tài năng xuất chúng trong nấu nướng, họ phải làm nhiều công việc khác để giúp nhà hàng hoạt động hiệu quả.

1. Phải biết lập kế hoạch

Bạn có thể không nấu được một món ăn ngon, không thể nêm nếm gia vị đậm đà hay trang trí được một dĩa thức ăn bắt mắt nhưng bạn phải biết lập một bản kế hoạch rõ ràng và cụ thể cho nhà hàng của mình.

Để làm được điều này, bạn cần hiểu rõ về quy mô, đặc điểm của quán từ đó xác định được nhà hàng của bạn cần bao nhiêu nhân viên cho từng bộ phận, kế hoạch làm việc theo định kỳ của từng bộ phận như thế nào,… Ví dụ như nhà hàng của bạn theo dạng buffet thì lúc này một vài nhân viên vừa phục vụ vừa tiếp tân và một 1-2 đầu bếp chính là đủ để vận hành nhà hàng một cách hiệu quả.

quan-ly-nha-hang-co-can-xuat-phat-diem-la-mot-dau-bep-gioi

Ngoài ra, việc lập kế hoạch còn bao gồm phối hợp với các phòng ban khác để đưa ra kế hoạch cho các chiến dịch marketing và tổ chức thực hiện, lập kế hoạch mua các trang thiết bị phục vụ trong nhà hàng, kế hoạch hoạt động của nhà hàng theo từng tháng, quý, năm.

Nếu bạn là người quản lý nhà hàng nhưng không thể lập một bản kế hoạch để nhân viên có thể hiểu thì bạn đã hoàn toàn thất bại cho dù bản kế hoạch có tốt đến đâu đi chăng nữa vì lúc này nhân viên không thể làm đúng ý của bạn được.

2. Có tầm nhìn xa trông rộng

Đời sống ngày càng thay đổi, nhiều mô hình kinh doanh mới ra đời để đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng thay đổi liên tục của thực khách, giống như một chiếc thuyền có thể vẫn đang thuận buồm xuôi gió trong hôm nay nhưng không có nghĩa ngày mai nó sẽ không đâm vào một tảng băng và chìm xuống dưới đáy biển.

Kinh doanh nhà hàng cũng như vậy, với vị trí là một người quản lý nhà hàng bạn phải “chèo lái” con thuyền để bắt kịp xu hướng tiêu dùng của thực khách. Việc bảo thủ và cứ đi mãi theo một lối mòn sẽ dẫn nhà hàng của bạn đến sự bế tắc.

quan-ly-nha-hang-co-can-xuat-phat-diem-la-mot-dau-bep-gioi

Việc có được tầm nhìn xa trông rộng có thể được trau dồi vì không phải ai cũng có được khả năng thiên bẩm. Hãy thường xuyên đọc báo, quan sát nhiều hơn để nắm bắt được những xu thế mới nhất trên thị trường, trao đổi thường xuyên với khách hàng để nắm bắt được những ý kiến phản hồi của họ, cải thiện những mặt chưa tốt hay xây dựng thêm các mảng dịch vụ chưa được triển khai. Tất cả đều cùng một mục tiêu là làm hài lòng khách hàng.

Ví dụ điển hình như hiện nay, thực khách ngày càng có xu hướng đặt hàng online, nếu nhà hàng của bạn vẫn chưa cập nhật điều này thì hãy xem xét lại vai trò của quản lý nhà hàng lúc này.

3. Lãnh đạo và đào tạo, hướng dẫn nhân viên

Ở công việc này, người quản lý phải hóa thân thành một nhân viên tuyển dụng, biết cách để thu hút người tài, nhận diện được ứng cử viên phù hợp trong vô vàn đơn ứng tuyển, sau đó đặt họ vào đúng vị trí từ đó đào tạo và phát triển họ đi theo đúng lộ trình.

Mỗi người nhân viên sẽ có những ưu và nhược điểm riêng chưa thể hiện ra được ở thời gian đầu đòi hỏi người quản lý phải biết cách quan sát, theo dõi từ đó phát huy điểm mạnh, nhắc nhở họ mỗi khi có sai phạm.

Ngoài ra, người quản lý nhà hàng cần thường xuyên tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nội quy, quy định của nhà hàng tránh tình trạng nhân viên làm việc riêng, biển thủ hay phục vụ khách hàng một cách thờ ơ, thiếu sự nhiệt tình.

quan-ly-nha-hang-co-can-xuat-phat-diem-la-mot-dau-bep-gioi

Không những thế, người quản lý nhà hàng đôi khi còn phải khéo léo trong việc xử lý các mâu thuẫn nội bộ để tránh gây ra mất đoàn kết vì mỗi nhân viên phục vụ đều là những nhân tố quan trọng của nhà hàng.

Xây dựng được đội ngũ nhân viên vững chắc về chuyên môn và đoàn kết thì việc vận hành nhà hàng của bạn sẽ diễn ra rất thuận lợi.

4. Quản lý tài chính tốt

Cuối cùng, một người quản lý nhà hàng giỏi là khi tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch tài chính và đảm bảo được doanh thu, lợi nhuận cho nhà hàng. Theo dõi và giám sát các hoạt động báo cáo thu chi từ các bộ phận hàng ngày để có thể phát hiện ra những sự bất thường kịp thời.

Ngoài ra, người quản lý nhà hàng còn là người đại diện để ký các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu. Nếu bạn không có một nền tảng tốt để thương lượng giá và xem xét các điều khoản trong hợp đồng thì bạn đang gây ra tổn thất cho nhà hàng.

Vai trò của người quản lý nhà hàng sẽ bao gồm một khối lượng lớn công việc ở nhiều mảng. Bạn phải là người có tài, tận tâm trong công việc và một tầm nhìn chiến lược để có thể quản lý nhà hàng một cách xuất sắc. Ứng dụng phần mềm quản lý nhà hàng sẽ hỗ trợ theo dõi hầu hết các hoạt động nhà hàng, đánh giá được hiệu suất làm việc của nhân viên hay hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra được các chiến lược phù hợp cho nhà hàng.

Xem thêm: Cần làm gì để Quản lý nhà hàng HIỆU QUẢ NHẤT

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.