Search

Dcorp Blog

Những điều cần biết về Food Delivery – dịch vụ tiềm năng của ngành F&B

Food Delivery hiện nay trở nên rất phổ biến, trở thành một dịch vụ bắt buộc phải có trong ngành công nghiệp nhà hàng hiện đại. Nhưng việc lựa chọn hình thức để triển khai hoạt động Food Delivery cho nhà hàng của bạn sẽ cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về hai lựa chọn giao hàng mà các doanh nghiệp hiện đại đang tồn tại song song. Bạn sẽ hiểu được sự khác biệt chính giữa giao hàng thông qua bên thứ ba và giao hàng qua đội ngũ in-house, qua đó quyết định được hình thức phù hợp với quy mô của nhà hàng.

Tổng quan về Food Delivery hiện nay

Ngành F&B nói chung và ngành nhà hàng nói riêng không còn tập trung “đấu đá” quá nhiều dựa trên chất lượng sản phẩm, họ bắt đầu chuyển hướng và dần cạnh tranh gay gắt qua chất lượng trải nghiệm khách hàng mà họ cung cấp, trong trường hợp này là trải nghiệm sử dụng dịch vụ Food Delivery cho thực khách.

Sử dụng dịch vụ Food Delivery ngày càng được ưa thích so với việc kinh doanh truyền thống. Theo số liệu thống kê của Q&Me, 75% trong tổng số người được khảo sát ở Việt Nam sử dụng dịch vụ Food Delivery của nhà hàng. Trải nghiệm dịch vụ giao hàng càng tích cực, phần trăm xác suất người mua hàng chọn lại nhà hàng của bạn sẽ càng cao (Theo Delivering Consumer Choice của MetaPack có đến 96% người tiêu dùng quay trở lại sử dụng nhà nếu cảm thấy trải nghiệm giao hàng đó là tích cực).

Hiện tại, việc sử dụng Food Delivery của người dân ngày càng được thúc đẩy bởi sự tiện lợi và sự gia tăng của nhiều nền tảng như GrabFood, Go-Food, LoShip, Baemin,… Lối sống bận rộn trở nên phổ biến và trở thành điểm chung của nhiều người, Food Delivery hiển nhiên trở thành một dịch vụ cơ bản mà nhà hàng nào cũng cần phải có.

Do đó ngành nhà hàng đứng trước hai sự lựa chọn rộng rãi trong việc quyết định hình thức nhận hàng của thực khách, giao hàng qua đội ngũ in-house hay bên thứ ba.

Đội ngũ giao hàng in-house

Lựa chọn này có nghĩa là bạn sẽ sử dụng đội ngũ giao hàng riêng của nhà hàng. Bạn sẽ phải trang bị xe và các vật dụng phục vụ cho quá trình vận chuyển thức ăn nguyên vẹn đến tận nơi cho khách hàng. Một ví dụ điển hình cho loại hình này ở thị trường Việt Nam là nhà hàng The Pizza Company với trang phục giao hàng lấy màu xanh lá cây là chủ đạo cho thương hiệu.

kinh doanh nhà hàng

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí vì bạn không phải bỏ một số tiền đáng kể cho các đơn vị bên ngoài dựa trên số lượng đơn hàng. Việc có đội ngũ in-house bạn chỉ phải mất một chi phí cố định hàng tháng dù cho đơn hàng tháng đó có tăng đột ngột.
  • Chủ động kiểm soát & điều phối hoạt động giao hàng. Đặc biệt, với số liệu thống kê ở đầu bài viết về đặc điểm nổi bật trong việc có nên quay trở lại nhà hàng hay không thì việc toàn quyền kiểm soát sẽ là một sự lựa chọn tối ưu. Bên cạnh đó, bạn sẽ nắm được thông tin dữ liệu của khách hàng khi tích hợp modules giao hàng trên POS, tận dụng lợi thế của máy POS để làm việc với các đơn giao hàng, theo dõi & quản lý đội ngũ shipper.
  • Bạn sẽ linh hoạt và tự do trong việc lựa chọn sản phẩm của riêng nhà hàng để phục vụ do không vướng vào quy định về hạn chế một số loại sản phẩm giao hàng của bên thứ ba.

Xem thêm: Giải pháp quản lý giao hàng DELIVERY POS

Nhược điểm

  • Mặc dù chi phí duy trì tiết kiệm hơn nhưng chi phí đầu tư ban đầu sẽ rất cao do nhà hàng phải tự chủ động trong việc mua sắm các trang thiết bị và chi phí đào tạo nhân viên.
  • Khả năng mở rộng quy mô sẽ bị hạn chế nếu nhà hàng không có sẵn nguồn vốn ổn định.
  • Trách nhiệm lúc này của bạn sẽ càng lớn do nhà hàng của bạn toàn quyền kiểm soát quy trình giao hàng. Bạn sẽ phải tự giải quyết các vấn đề về chi phí, phản hồi tiêu cực của khách và bố trí nguồn lực để giải quyết tất cả phát sinh.

Đội ngũ giao hàng bên thứ ba

Giao hàng thông qua bên thứ ba là bạn đang phải thuê ngoài cho hoạt động Food Delivery và phải chi trả một khoản phí tùy thuộc vào chính sách của mỗi công ty. Điều này đồng nghĩa với việc mô hình Food Delivery nhà hàng của bạn càng lớn thì chi phí phải bỏ ra cho bên thứ ba càng cao. Ví dụ Foody (Delivery Now) , GrabFood, Go-Food (GoViet) là những nhà cung cấp dịch vụ phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.

Food Delivery

Ưu điểm

  • Thuê một đơn vị giao hàng bên ngoài cho phép bạn tập trung hoàn toàn vào chất lượng của sản phẩm thay vì phải lo thêm gánh nặng của việc xử lý giao hàng. Lúc này khách hàng sẽ tập trung đánh giá nhà hàng của bạn qua chất lượng sản phẩm chứ không phải qua thái độ của nhân viên giao hàng.
  • Trái ngược với nhược điểm của đội ngũ giao hàng in-house, bạn sẽ không phải mất nhiều tiền để đầu tư ban đầu vào dịch vụ Food Delivery vì chi phí lúc này chỉ còn lại chi phí duy trì.
  • Đa số các công ty thứ ba sẽ có website hoặc app riêng của họ. Điều này có nghĩa nếu nhà hàng của bạn cung cấp các sản phẩm tốt, bạn sẽ nổi bật giữa hàng ngàn sự lựa chọn khác sau khi khách hàng đã có sự đối chiếu menu.

Nhược điểm

  • Các công ty giao hàng thường đòi hỏi mức phần trăm khá lớn ở mỗi đơn hàng, thậm chí có nơi lên đến tận 35%. Điều này sẽ gây ra tổn thất về doanh thu và rất nhiều chủ nhà hàng chia sẻ rằng % lợi nhuận khá thấp hoặc lỗ.
  • Khó tích hợp với POS để kiểm soát các đơn hàng, thông thường nhà hàng sẽ cần máy POS riêng để nhận đơn hàng từ các đối tác giao hàng, hoặc nhập tay thủ công trên POS.
  • Việc sử dụng dịch vụ Food Delivery của bên thứ ba là bạn chấp nhận rủi ro trong quá trình vận chuyển do không kiểm soát được toàn bộ quá trình giao hàng. Đồng thời, bạn không thể xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời.

Ở mỗi sự lựa chọn đều bao gồm nhiều ưu điểm và nhược điểm riêng, việc quyết định hình thức nào phù hợp là tùy thuộc vào tiềm lực tài chính, quy mô kinh doanh và mục tiêu của nhà hàng bạn. Dù nhà hàng của bạn có sử dụng hình thức nào thì đó vẫn sẽ là một sự lựa chọn thông minh nếu sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng để có sự ổn định dựa trên dữ liệu mà phần mềm đó cung cấp.

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn