Search

Dcorp Blog

Mô hình kinh doanh FastFood có còn hot ?

“Chế biến nhanh – phục vụ nhanh – thưởng thức nhanh” đó là tôn chỉ hoạt động của một cửa hàng FastFood từ những ngày đầu và đã chinh phục mọi tầng lớp người tiêu dùng Việt Nam.

Xu hướng thị trường FastFood tại Việt Nam

Nhu cầu của người tiêu dùng

FastFood đang rất phổ biến ở Việt Nam do nhu cầu ngày càng tăng của thực khách. Một cửa hàng FastFood không chỉ là nơi phục vụ các loại thức ăn mà còn là địa điểm gặp mặt của nhiều gia đình. Đa phần khách hàng chọn cửa hàng FastFood vì không gian ngồi thoải mái, thực đơn đa dạng phù hợp với sở thích của nhiều người đặc biệt là trẻ em và hơn hết là dễ gặp, dễ tìm trên mọi nẻo đường.

mo-hinh-kinh-doanh-fastfood

Bên cạnh đó, các cửa hàng FastFood thường kết hợp nhiều loại hình giải trí khác như khu vui chơi, khu mua sắm, khu giải trí nên thường được ưu tiên lựa chọn sau mỗi chuyến đi chơi hoặc mua sắm.

Phân khúc khách hàng

Mỗi một độ tuổi sẽ có tần suất sử dụng FastFood khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Từ 16-23 tuổi 

Độ tuổi của những học sinh, sinh viên đang trong quá trình phát triển bản thân. Tần suất sử dụng FastFood thường không cố định có thể từ 1-2 lần /tuần đến 2-3 lần/tháng. Việc ăn ở các cửa hàng FastFood của đối tượng khách hàng này thường phụ thuộc phần lớn vào gia đình và bạn bè, thường diễn ra vào các ngày cuối tuần hay các dịp lễ.

Từ 24-29 tuổi 

Đây được xem là độ tuổi khó khăn của một người kể cả nam và nữ vì phải làm nhiều việc kiếm tiền để có tự lập và tích lũy kinh nghiệm làm việc, họ không có nhiều thời gian để chuẩn bị một bữa ăn nên việc sử dụng FastFood diễn ra thường xuyên.

Tần suất sử dụng FastFood đáng kể từ 4-5 lần/tuần thậm chí có nhiều người sử dụng FastFood ở hầu hết các ngày trong tuần. Họ đã bắt đầu tự chủ tài chính nên bắt đầu có sự so sánh các cửa hàng FastFood qua thương hiệu, vị trí cửa hàng và chất lượng sản phẩm. Đây được xem là nhóm đối tượng mục tiêu nhưng họ cũng là người rất dễ thay đổi.

Từ 30 trở lên

Nhóm tuổi của sự ổn định, họ bắt đầu có sự nghiệp của bản thân và lập gia đình nên việc chi tiêu vào FastFood sẽ được cân nhắc thay vào đó các bữa cơm gia đình sẽ được ưu tiên lựa chọn. Do đó, tần suất sử dụng của họ rất thấp chỉ 2-3 lần /tháng chỉ khi họ có thời gian rảnh vào các ngày cuối tuần và muốn có thời gian vui chơi cùng gia đình.

mo-hinh-kinh-doanh-fastfood

Đặt hàng online

FastFood có thể được xem là mô hình đi đầu trong việc đặt hàng online vì mục đích ban đầu của sản phẩm này là phục vụ cho việc mang đi. Với sản phẩm đa dạng, dễ chế biến và giá thành hợp lý, FastFood có mặt ở hầu hết các nền tảng đặt hàng với nhiều mức ưa đãi hấp dẫn.

Ngoài ra, tất cả đều có các trang web riêng để khách hàng có thể dễ dàng theo dõi, lựa chọn sản phẩm và sau đó gọi điện đặt hàng qua hotline của cửa hàng. Mô hình kinh doanh FastFood đã “giáo dục” người tiêu dùng việc đặt hàng online, giúp họ trở nên quen thuộc với cách đặt hàng tiện lợi này.  

Vì những lý do trên mà thị trường FastFood vô cùng sôi động với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn KFC, Lotteria, Pizza Company, Burger King,… cùng với đó là hàng loạt các cửa hàng nhỏ với đầy đủ các loại thức ăn khác nhau với giá thành có phần rẻ hơn nhưng vẫn theo mô hình hoạt động ba nhanh giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp

Xem thêm: Đặt hàng online: Mô hình ảo, đồ ăn thật

Có nên kinh doanh mô hình FastFood ?

Câu trả lời này sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác. Việc nên hay không nên sẽ phụ thuộc vào bạn có thật sự nhận thấy được tiềm năng hay có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng hay chưa. 

Việc kinh doanh mô hình FastFood thật sự rất khốc liệt vì thị trường cạnh tranh hiện nay đang chứng kiến nhiều vô số kể các cửa hàng từ quy mô nhỏ đến các thương hiệu lớn, những sản phẩm chế biến và phục vụ nhanh đều được xem là FastFood. Tuy nhiên, cơ hội luôn mở ra cho những người có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có những chiến lược khác biệt, phải hiểu rõ nhu cầu của thực khách và không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ sẽ giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh.

mo-hinh-kinh-doanh-fastfood

Nếu bạn đang có nguồn vốn lớn và muốn kinh doanh một cửa hàng FastFood hãy bắt đầu với tìm hiểu một số yếu tố sau đây:

  • Khách hàng mục tiêu:. độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập trung bình của họ. Nhu cầu của họ là tiện lợi hay tốt cho sức khỏe và tần suất tìm đến các bữa ăn bên ngoài ra sao,…
  • Đối thủ cạnh tranh: có bao nhiêu cơ sở kinh doanh tương tự tại khu vực, tình hình kinh doanh của họ như thế nào,…

Việc kinh doanh không bao giờ là dễ dàng vì bạn sẽ phải cạnh tranh rất nhiều. Hiểu rõ bản chất cùng với xu hướng thị trường FastFood ở Việt Nam hiện nay sẽ giúp bạn có được nền tảng vững chắc để đi đến những bước tiếp theo nếu bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh hấp dẫn này.

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.