Search

Dcorp Blog

10 Chỉ số quan trọng trong kinh doanh ngành F&B

Trong lĩnh vực kinh doanh F&B, việc hiểu và sử dụng thành thạo các chỉ số vận hành là một phần không thể thiếu nếu muốn thành công bền vững. Việc nắm rõ các chỉ số cho người kinh doanh F&B như tỷ lệ chi phí lao động, hệ số quay vòng hàng tồn kho, lợi nhuận gộp hay các chỉ số khác… có thể giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Cùng Dcorp tìm hiểu sâu hơn về các chỉ số cơ bản này và cách ứng dụng chúng để hỗ trợ cho việc phát triển và điều hành doanh nghiệp F&B một cách thành công.

Các chỉ số vận hành trong ngành F&B

Đánh giá các chỉ số vận hành là chìa khóa quan trọng để quản lý hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Các chỉ số này cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp F&B từ các khía cạnh khác nhau như doanh thu, lợi nhuận, quản lý hàng tồn kho và chất lượng dịch vụ.

1. Giá vốn hàng bán (Cost of Good Sold)

Giá vốn hàng bán (COGS) là một trong các chỉ số cho người kinh doanh F&B quan trọng nhất cần nắm để đánh giá hiệu quả về chi phí và lợi nhuận. Theo đó, COGS là số tiền mà một doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất hoặc mua vào các sản phẩm và dịch vụ được bán ra cho khách hàng.

Giá vốn hàng bán của một nhà hàng bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, gồm chi phí nguyên liệu, thành phẩm, chi phí lao động trực tiếp cho nhân viên phục vụ và nấu nướng cũng như các chi phí khác như điện, nước và vật liệu tiêu hao. Cách tính COGS như sau:

Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Mua vào trong kỳ – Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

COGS trung bình của một nhà hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh (nhà hàng nhanh, nhà hàng cao cấp, quán ăn vỉa hè), vị trí địa lý, mùa vụ và các chiến lược giá cả cụ thể. Tuy nhiên, thông thường COGS chiếm một phần lớn trong doanh thu của một nhà hàng, thường dao động từ 25% đến 40% tùy theo loại hình kinh doanh.

Ví dụ: Giả sử bạn là chủ một quán cà phê và muốn tính toán giá vốn của hàng bán trong một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ: một tháng). Bạn có các thông tin sau:

  • Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ (tính trên giá nhập vào): 10,000,000 VND
  • Tổng số tiền bạn đã chi cho việc mua thêm hàng trong kỳ (tính trên giá nhập vào): 5,000,000 VND
  • Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (tính trên giá nhập vào): 8,000,000 VND
  • Áp dụng công thức tính giá vốn hàng bán:
  • Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Mua vào trong kỳ – Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
  • Giá vốn hàng bán = 10,000,000 VND + 5,000,000 VND – 8,000,000 VND
  • Giá vốn hàng bán = 7,000,000 VND

2. Tỷ lệ chi phí lao động (Labor Cost Percentage)

Tỷ lệ chi phí lao động là tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu hoặc chi phí mà một doanh nghiệp chi trả cho nhân viên làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với ngành F&B, chi phí lao động thường chiếm một phần lớn trong tổng chi phí hoạt động doanh nghiệp nên đây cũng là một trong các chỉ số cho người kinh doanh F&B quan trọng hàng đầu khi lên kế hoạch và vận hành kinh doanh.

Tỷ lệ chi phí lao động thường được tính bằng cách chia tổng chi phí lao động cho tổng doanh thu hoặc tổng chi phí hoạt động.

Tỷ lệ chi phí lao động = (Chi phí lao động ÷ Doanh thu) x 100

Ví dụ: Nếu chi phí lao động của một nhà hàng trong tháng là 20,000,000 VND và doanh thu trong cùng tháng là 100,000,000 VND, thì tỷ lệ chi phí lao động sẽ là:

Tỷ lệ chi phí lao động = (20,000,000/100,000,000)×100=20%

Tức là chi phí lao động chiếm 20% tổng doanh thu của nhà hàng trong tháng đó.

các chỉ số cho người kinh doanh f&b

Tỷ lệ phí lao động phù hợp cho một nhà hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Nguồn: storyblok)

Tỷ lệ chi phí lao động phù hợp cho một nhà hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, loại hình kinh doanh, mùa vụ và mức độ hoạt động của nhà hàng. Tuy nhiên, mức tỷ lệ phổ biến cho nhà hàng là từ 25% đến 35% của tổng doanh thu hoặc tổng chi phí hoạt động. Để kiểm soát và tối ưu chi phí lao động, nhà hàng có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm soát ca làm việc của nhân viên để đảm bảo rằng chỉ có đủ lượng nhân viên cần thiết làm việc tại mỗi thời điểm.
  • Đào tạo chéo nhân viên để họ có thể tham gia vào nhiều vị trí công việc khác nhau, giúp tối ưu hóa sử dụng nhân lực.
  • Chú trọng vào đào tạo nhân viên để họ có kỹ năng và hiểu biết tốt về công việc của mình, từ đó tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu lãng phí.
  • Sử dụng giải pháp POS (Point of Sale) để quản lý ca làm việc, tính toán lương và theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên một cách hiệu quả.

3. Điểm hòa vốn (Break-even Point)

Điểm hòa vốn là mức doanh thu hoặc sản lượng mà một doanh nghiệp cần đạt được để trả đủ tất cả các chi phí cố định và biến đổi mà không có lợi nhuận hoặc thua lỗ. Trên thực tế, điểm hòa vốn là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu được mức độ cần thiết để duy trì hoạt động và thời điểm bắt đầu thu lợi nhuận.

Để tính toán điểm hòa vốn, trước hết, cần xác định tổng các chi phí cố định và biến đổi. Sau đó, sử dụng công thức sau:

Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định ÷ [(Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi) ÷ Tổng doanh thu]

Ví dụ: Nếu tổng chi phí cố định của một cửa hàng là 10,000,000 VND, tổng doanh thu trong cùng kỳ là 50,000,000 VND, và tổng chi phí biến đổi là 30,000,000 VND, thì điểm hòa vốn sẽ là:

Điểm hoà vốn = 10,000,000/[(50,000,000 – 30,000,000)/50,000,000] = 25,000,000

Điều này có nghĩa là để hòa vốn, cửa hàng cần thu về ít nhất 25,000,000 VND từ doanh thu sau khi trừ đi chi phí biến đổi.

Để tăng lợi nhuận sau khi vượt qua điểm hòa vốn, nhà hàng có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tăng doanh thu bằng cách tăng giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới hoặc tăng tần suất mua hàng của khách hàng hiện tại.
  • Giảm chi phí bằng cách tối ưu hóa quy trình hoạt động, cắt giảm các chi phí không cần thiết, tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên và nhân lực.
  • Phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị hiệu quả để tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thu hút và giữ chân khách hàng, tạo ra sự khác biệt cạnh tranh trong thị trường.

4. Chi phí gốc (Prime Cost)

Chi phí gốc là tổng số tiền mà một doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất hoặc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả chi phí nguyên liệu và chi phí lao động trực tiếp. Chi phí gốc là một chỉ số quan trọng cho người kinh doanh F&B để đánh giá hiệu quả về chi phí và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

Cách tính: Chi phí gốc được tính bằng cách tổng hợp chi phí nguyên liệu và chi phí lao động trực tiếp. Công thức cụ thể như sau:

Chi phí gốc = Giá vốn hàng bán + Tổng chi phí lao động

Chi phí trung bình của một nhà hàng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, vị trí, mùa vụ và các chiến lược giá cả cụ thể. Tuy nhiên, thông thường, chi phí gốc chiếm một phần lớn trong doanh thu của một nhà hàng, thường dao động từ 60% đến 65%.

Để kiểm soát chi phí gốc và duy trì ở mức thấp, nhà hàng có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Theo dõi các hạng mục chi phí thường xuyên, nhưng cần lưu ý không cắt giảm quá mức làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
  • Quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả để tránh lãng phí và mất mát.
  • Thiết kế lại menu để tối ưu hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu từ mỗi món ăn.
  • Sử dụng giải pháp POS (Point of Sale) để quản lý chi phí gốc, tự động tính toán chi phí nguyên liệu và lao động, và theo dõi hiệu suất tài chính của nhà hàng một cách hiệu quả.

các chỉ số trong ngành f&b

Chi phí gốc để đánh giá hiệu quả chi phí và lợi nhuận kinh doanh (Nguồn: squarespace)

5. Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

Biên lợi nhuận ròng (NPM) là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng so với tổng doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ số này đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận.

Để tính toán biên lợi nhuận ròng, bạn có công thức chi tiết như sau:

Biên lợi nhuận ròng = (Tổng doanh thu – Chi phí vận hành) ÷ Tổng doanh thu

Ví dụ: Nếu tổng doanh thu của một nhà hàng trong một tháng là 100,000,000 VND và chi phí vận hành trong cùng tháng là 80,000,000 VND, thì biên lợi nhuận ròng sẽ là:

Biên lợi nhuận ròng = (100,000,000 – 80,000,000)/100,000,000 = 0.2

Biên lợi nhuận ròng là 0.2, hoặc 20%. Điều này có nghĩa là mỗi 1 đơn vị doanh thu, nhà hàng có lãi 0.3 đơn vị sau khi trừ đi chi phí vận hành.

NPM trung bình của một nhà hàng có thể dao động từ khoảng 5% đến 10%. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, quy mô, vị trí và hiệu suất quản lý. Để cải thiện NPM, nhà đầu tư cần tối ưu 2 chỉ số:

Tối đa hóa doanh thu:

  • Tăng giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hợp lý.
  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua marketing và quảng cáo.
  • Phát triển các chương trình khuyến mãi và ưu đãi để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
  • Mở rộng dịch vụ hoặc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tối ưu chi phí:

  • Kiểm soát chi phí nguyên liệu và lao động một cách chặt chẽ.
  • Quản lý hàng tồn kho hiệu quả để tránh lãng phí và mất mát.
  • Tối ưu hóa quy trình hoạt động để giảm thiểu lãng phí và tăng hiệu suất làm việc.
  • Đầu tư vào công nghệ và giải pháp hiện đại để tăng cường hiệu quả và giảm chi phí vận hành.

6. Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu (Food Cost Percentage)

Một chỉ số khác cho người kinh doanh F&B chính là tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu, đây là tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí nguyên vật liệu so với tổng doanh thu. Nó đo lường hiệu suất của việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu của một nhà hàng có thể dao động từ khoảng 25% đến 40% của tổng doanh thu. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, mùa vụ và các chiến lược giá cả cụ thể.

Để tính toán tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu, bạn có công thức chi tiết như sau:

Tỷ lệ chi phí nguyên liệu = (Chi phí món ÷ Giá bán) x 100

Ví dụ: Nếu chi phí để sản xuất một món là 20,000 VND và giá bán của món đó là 100,000 VND, thì tỷ lệ chi phí nguyên liệu sẽ là:

Tỷ lệ chi phí nguyên liệu = (20,000 / 100,000) x 100 = 20%

Tức là chi phí nguyên liệu chiếm 20% tổng giá bán của món đó. Điều này giúp quản lý hiểu được mức độ ảnh hưởng của chi phí nguyên liệu đối với lợi nhuận và hiệu suất kinh doanh của họ.

Cách để tối ưu chi phí nguyên vật liệu trong kinh doanh ngành F&B như sau:

  • Tìm nhà cung cấp phù hợp và đáng tin cậy, có thể cung cấp nguyên vật liệu chất lượng với giá cả hợp lý.
  • Giảm khẩu phần trong mỗi món ăn để giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng và hương vị của món ăn.
  • Đầu tư vào hệ thống POS (Point of Sale) để quản lý chi phí nguyên vật liệu một cách hiệu quả, tự động tính toán và theo dõi các khoản chi phí, cũng như quản lý tồn kho để giảm thiểu lãng phí và mất mát.

 các chỉ số kinh doanh

Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu giúp đo lường hiệu suất của việc quản lý chi phí nguyên vật liệu (Nguồn: square.ncms.io)

7. Lợi nhuận gộp (Gross Profit)

Lợi nhuận gộp là số tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí của các hàng hóa hoặc dịch vụ đã bán từ tổng doanh thu. Nó đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ việc sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

Công thức để tính lợi nhuận gộp như sau:

Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng bán

Ví dụ: Nếu tổng doanh thu của một nhà hàng trong một tháng là 50,000,000 VND và giá vốn hàng bán trong cùng tháng là 20,000,000 VND, thì lợi nhuận gộp sẽ là:

Lợi nhuận gộp = 50,000,000 − 20,000,000 = 30,000,000 VND

Như vậy, lợi nhuận gộp của nhà hàng trong tháng đó là 30,000,000 VND.

Tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình của một nhà hàng có thể dao động quanh mức 70% của tổng doanh thu. Tuy nhiên, đối với nhà hàng cao cấp hoặc cung cấp dịch vụ đặc biệt, chỉ số này có thể cao hơn. Việc theo dõi và cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp là điều quan trọng để tối ưu lợi nhuận của doanh nghiệp. Để cải thiện chỉ số lợi nhuận gộp, người kinh doanh F&B cần thực hiện các biện pháp như tối đa hóa doanh thu và tối ưu hóa chi phí:

  • Tối đa hóa doanh thu bằng cách tăng giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hợp lý, mở rộng thị trường, và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
  • Tối ưu hóa chi phí bằng cách kiểm soát chi phí nguyên vật liệu và lao động một cách chặt chẽ, quản lý hàng tồn kho hiệu quả, và tối ưu hóa quy trình hoạt động để giảm thiểu lãng phí.

8. Hệ số quay vòng hàng tồn kho (Inventory Turnover Ratio)

Hệ số quay vòng hàng tồn kho (ITR) là một chỉ số đo lường tần suất hàng tồn kho được bán trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả hàng tồn kho để tạo ra doanh thu.

Cách tính: Hệ số quay vòng hàng tồn kho được tính bằng cách chia tổng doanh thu cho tổng giá trị hàng tồn kho trung bình. Công thức chi tiết như sau:

Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán ÷ [(Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ) ÷ 2]

Ví dụ: Nếu giá vốn hàng bán của một nhà hàng là 100,000,000 VND, giá trị hàng tồn kho đầu kỳ là 200,000,000 VND và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 150,000,000 VND, thì hệ số quay vòng hàng tồn kho sẽ là:

ITR =  100,000,000/[(200,000,000 + 160,000,000) ÷ 2] ≈ 0.55

Như vậy ITR của nhà hàng này là 0.55, nghĩa là, hàng tồn kho được bán đi và thay thế khoảng 0.57 lần trong một kỳ tính toán.

Điều này cho thấy rằng, hàng tồn kho của nhà hàng quay vòng khoảng 0.57 lần trong một khoảng thời gian nhất định, tức là hàng tồn kho được bán đi và thay thế khoảng 0.57 lần trong một kỳ tính toán.

ITR trung bình của một nhà hàng có thể dao động từ khoảng 4 đến 8 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, quy mô, và các yếu tố khác.

Sử dụng phần mềm POS trong quản lý hàng tồn kho: Phần mềm POS có thể hỗ trợ quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả bằng cách:

  • Theo dõi số lượng hàng tồn kho và thông tin về sản phẩm trong thời gian thực.
  • Tự động cập nhật dữ liệu khi có giao dịch mua bán.
  • Thực hiện tính toán tự động về hệ số quay vòng hàng tồn kho để cung cấp thông tin định hướng cho quản lý hàng tồn kho.
  • Cung cấp báo cáo và phân tích chi tiết về quản lý hàng tồn kho, giúp nhà hàng ra quyết định hiệu quả và tối ưu hóa quy trình quản lý hàng tồn kho.

Các chỉ số khách hàng trong kinh doanh F&B

1. Chi phí thu hút khách hàng mới (Customer Acquisition Cost)

Chi phí thu hút khách hàng mới (CAC) là số tiền mà một doanh nghiệp phải chi trả để thu hút một khách hàng mới. Đây là một chỉ số quan trọng trong tiếp thị và kinh doanh, giúp đo lường hiệu quả của các chiến lược thu hút khách hàng.

Để tính toán chi phí thu hút khách hàng mới, bạn cần chia tổng chi phí tiếp thị và quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định cho số lượng khách hàng mới được thu hút trong khoảng thời gian đó. Công thức chi tiết như sau:

Chi phí thu về khách hàng mới = Chi phí marketing ÷ Tổng số khách hàng mới

Ví dụ: Nếu chi phí marketing trong một tháng là 5,000,000 VND và trong tháng đó doanh nghiệp thu hút được 100 khách hàng mới, thì chi phí thu về từ khách hàng mới sẽ là:

CAC = 5,000,000/100 = 50,000,000/khách hàng mới

Điều này có nghĩa là để bù đắp cho chi phí marketing, mỗi khách hàng mới cần tạo ra doanh thu ít nhất là 50,000 VND.

Cách để giảm chỉ số CAC:

  • Theo dõi tổng số khách hàng mới: Theo dõi và phân tích số lượng khách hàng mới thu hút từ mỗi chiến dịch tiếp thị để hiểu được hiệu quả của từng chiến lược.
  • Áp dụng các chiến lược tiếp thị khác nhau: Thử nghiệm và đánh giá nhiều phương pháp tiếp thị khác nhau như quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, SEO, quảng cáo trực tuyến hoặc chiến dịch quảng cáo truyền thống để tìm ra chiến lược hiệu quả nhất.
  • Áp dụng chiến dịch tiếp thị có thể theo dõi trực tiếp: Sử dụng các công nghệ tiếp thị số và các công cụ phân tích để theo dõi và đo lường hiệu suất của chiến dịch tiếp thị, từ đó tối ưu hóa và điều chỉnh chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả.

các chỉ số cho người kinh doanh f&b

Chi phí thu hút khách hàng mới giúp đo lường hiệu quả của các chiến lược thu hút khách hàng. (Nguồn: assets.bonappetit)

2. Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Ratio)

Tỷ lệ giữ chân khách hàng là tỷ lệ phần trăm của số lượng khách hàng mà doanh nghiệp đã giữ lại sau một khoảng thời gian so với tổng số khách hàng ban đầu. Chỉ số này đo lường hiệu suất của doanh nghiệp trong việc giữ chân và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Công thức tính tỷ lệ giữ chân khách hàng chi tiết như sau:

CRR =  [(Số lượng khách hàng cuối kỳ – Số lượng khách hàng mới có được trong kỳ)/Số lượng khách hàng] x 100 

Ví dụ: Một nhà hàng bắt đầu tháng với tổng cộng 1000 khách hàng. Trong tháng đó, họ thu hút thêm 200 khách hàng mới. Cuối tháng, nhà hàng có tổng cộng 1100 khách hàng.

CRR = [(1100 – 200)/1000] x 100 = 90%

Chiến lược giữ chân khách hàng trong ngành F&B như sau:

  • Dịch vụ khách hàng tốt: Đảm bảo nhân viên phục vụ thân thiện, chuyên nghiệp và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
  • Có các chương trình khách hàng trung thành: Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành cho khách hàng trung thành để tăng sự hài lòng và sự cam kết của họ.
  • Cung cấp các chương trình khuyến mãi, ưu đãi: Tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt để khuyến khích khách hàng quay lại và mua hàng nhiều hơn.
  • Lắng nghe & phản hồi khách hàng: Luôn lắng nghe và phản hồi ý kiến của khách hàng để hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất.
  • Sử dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM: Sử dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM) để theo dõi thông tin và tương tác với khách hàng, từ đó tạo ra một môi trường quan hệ khách hàng hiệu quả.

Tại sao nên sử dụng giải pháp POS của Dcorp?

Có thể thẩy, POS (Point of Sale) hoạt động như một hệ thống quản lý không thể thiếu trong ngành nhà hàng, đặc biệt là khi đánh giá các chỉ số vận hành kinh doanh quan trọng. Phần mềm quản lý nhà hàng POS cung cấp một loạt các giải pháp giúp các doanh nghiệp F&B vận hành đơn giản và dễ dàng hơn:

  • Phần mềm quản lý kho chuyên cho F&B: Tự động hóa toàn diện quy trình sản xuất, quản lý định lượng món ăn chính xác, quản lý nhập-xuất-tồn kho, giảm thiểu thất thoát.
  • Hệ thống quản lý khách hàng – CRM: Lưu giữ, phân tích và cung cấp dữ liệu, giúp xây dựng hệ thống ưu đãi cho khách hàng để thu hút và giữ chân khách hàng, từ đó tăng cường tỷ lệ giữ lại khách hàng (CRR).
  • Hệ thống báo cáo chuyên sâu: Thiết lập theo nhu cầu từng cá nhân để theo dõi các chỉ số kinh doanh, bám sát biến động kinh doanh.

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhà hàng cần chức năng gì?

Giải pháp POS của Dcorp không chỉ mang lại hiệu quả và chuyên nghiệp trong quản lý nhà hàng mà còn giúp doanh nghiệp F&B phát triển và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt.

  • Giải pháp chuyên sâu cho ngành F&B, đã được tin dùng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Dcorp POS cung cấp đầy đủ các module cho mô hình kinh doanh F&B hiện đại, triển khai nhanh chóng như: POS, Kiosk for Self-Ordering, Order by chatbot, Order from Guest’s Smartphone, KDS, Queue Buster…
  • Đội ngũ dày dặn kinh nghiệm: Dcorp Vietnam có đội ngũ riêng dày dặn kinh nghiệm, với tài liệu và quy trình chuyên triển khai các chuỗi lớn với hàng trăm nhà hàng, quán cà phê. Bên cạnh đó, các chuyên gia từ Châu Âu luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến phần mềm, đảm bảo up-time cao nhất.
  • Kinh nghiệm hoạt động và nền tảng vững chắc: Hiện tại Dcorp Vietnam đã có 16 năm hoạt động với 100.000 khách hàng tin dùng trên thế giới, cùng đội ngũ gần 100 nhân sự tại 2 văn phòng Hà Nội và Hồ Chí Minh.

>> Xem thêm: 

Dcorp POS – Giải pháp quản lý nhà hàng hàng đầu thế giới dành cho doanh nghiệp F&B, thuộc quyền sở hữu của Dcorp Vietnam, thành viên của Công ty Đa Quốc gia cung cấp giải pháp Công nghệ Phần mềm Hiện đại và Chuyên nghiệp Chuyên cho lĩnh vực F&B (F&B POS Solution). Tại Việt Nam, với hơn 10 năm phát triển, hiện Dcorp là Công ty Tiên phong và Dẫn đầu ngành POS chuyên cho các chuỗi nhà hàng tầm trung và lớn. Dcorp đang là đối tác tin cậy của các thương hiệu lớn như: Golden Gate (sở hữu hơn 500 nhà hàng), Goldsun Food (hơn 200 nhà hàng), QSR Vietnam (hơn 100 nhà hàng), Central Group, King Coffee, IPP Group, NISO, Red Wok, New Pearl, El Gaucho… Các thương hiệu nhà hàng nổi bật có thể kể đến: Burger King, Popeyes Chicken, The Pizza Company, Gogi House, Vuvuzela, Hutong, Sumo BBQ, Kichi Kichi, iSushi, Hot Pot Story, Thai Express, King BBQ, Chang Kang Kung, Sườn Cây, El Gaucho Beefsteak, Sushi Tei, The Gang, Bia Craft, Pasteur Street, Dairy Queen, Cheese Coffee…

Nếu quý khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn về phần mềm quản lý nhà hàng của Dcorp Vietnam, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Hotline: 0909 119 070
  • Email: sales@dcorp.com.vn
  • Trụ sở tại TPHCM: 23-25 Trần Nhật Duật, Tân Định, Quận 1
  • Trụ sở tại Hà Nội: Lầu 2, HKC Building, 285 Đội Cấn, Ba Đình
  • Social: Facebook | LinkedIn | Zalo

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.