Search

Dcorp Blog

Nhượng quyền kinh doanh hay khởi nghiệp: Mô hình nào hợp với bạn?

Chọn kinh doanh nhượng quyền hay khởi nghiệp luôn là một câu hỏi không dễ trả lời. Để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp bạn cần phải xác định rõ các yếu tố xoay quanh hai mô hình này.

1. Trách nhiệm đối với thương hiệu

Khi quyết định làm chủ có nghĩa là bạn phải tự xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, công việc đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian và đầy sự khó khăn. Bạn sẽ mất vài năm để có thể gây dựng được thương hiệu trong tâm trí khách hàng hoặc mãi dậm chân tại chỗ nếu không có hướng đi đúng đắn. Lúc này bạn sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho những sai lầm của mình.

Ngược lại, đối với nhượng quyền bạn sẽ được trao cho một thương hiệu cùng với toàn bộ quy chuẩn, trách nhiệm, ràng buộc đi kèm. Mọi thứ lúc này đã được hoạch định sẵn và công việc của bạn là mở quán tuân thủ mà bên nhượng quyền đưa ra. Do vậy ngày khai trương cửa hàng nhượng quyền của bạn không đồng nghĩa với việc lần đầu tiên thị trường biết tới thương hiệu này.

Ví dụ, Sumo BBQ, King BBQ,  Hotpot Story,… có lẽ là những thương hiệu nhượng quyền phổ biến tại Việt Nam hiện nay với mô hình nhà hàng lẩu thu hút giới trẻ có mặt ở hầu hết các trung tâm thương mại và các thành phố lớn.

nhuong-quyen-hay-khoi-nghiep

>> Xem thêm:

2. Kiểm soát ý tưởng

Rõ ràng khởi nghiệp bạn sẽ được toàn quyền trong việc định hình phong cách quán. Bạn sẽ được thiết kế, trang trí theo những gì mình muốn và lan tỏa điều này đến khách hàng. Điều này sẽ có chút mạo hiểm vì không phải ai cũng đồng tình với phong cách quán của bạn nhưng nếu thành công bạn sẽ được nhiều người biết đến qua thương hiệu riêng chứ không phải qua thương hiệu của một doanh nghiệp nào đó.

nhuong-quyen-hay-khoi-nghiep

Kinh doanh nhượng quyền sẽ không đem lại cho bạn nhiều cảm giác mạo hiểm nhưng sẽ luôn có nhiều thứ hấp dẫn khác. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ các chiến dịch quảng bá cho thương hiệu riêng của mình vì đã có bên nhượng quyền đảm nhận phần này, công việc của bạn sẽ là tập trung vào việc xác định cách thức truyền tải thông điệp của chiến dịch đó đến mọi người trong khu vực. Điều này hoàn toàn phù hợp với những bạn không có gu thẩm mỹ tốt.

3. Chi phí thực hiện

Ở yếu tố này, việc kinh doanh nhượng quyền sẽ có phần tốn kém hơn so với khởi nghiệp. Bạn sẽ phải trả các khoản chi phí ban đầu như chi phí nhượng quyền, chi phí bản quyền, chi phí marketing, chi phí vận hành và sau một thời gian bạn sẽ phải trả thêm các khoản phí cố định hằng tháng. 

nhuong-quyen-hay-khoi-nghiep

Ngoài ra, việc kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ nhưng những doanh nghiệp nhượng quyền không quan tâm điều đó và bạn vẫn sẽ phải trả một khoản theo phần trăm doanh thu như trong thỏa thuận. Điều này vô hình tạo nên áp lực cho dòng tiền của bạn. Nhưng đối với cách thức khởi nghiệp bạn sẽ được linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn.

4. Trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh

Tự khởi nghiệp có nghĩa là bạn là người phải tự làm hết mọi việc và nếu không có kinh nghiệm thì bạn sẽ gặp thất bại ngay lập tức. Nhưng với mô hình nhượng quyền bạn vẫn sẽ đạt được thành công dù không có quá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, điều này đã được chứng minh qua nhiều sự thành công của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như KFC, Burger King, Pizza Hut,… hay các thương hiệu nội địa như Milano Coffee, Trung Nguyên,…

Một ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn là khi bạn tìm kiếm nguyên vật liệu để mở nhà hàng, nếu tự khởi nghiệp bạn sẽ phải tự tìm tòi, tham khảo nhiều nhà cung ứng khác nhau và phải kiểm tra chất lượng ở mỗi lần giao hàng. Ngược lại, việc kinh doanh nhượng quyền sẽ hỗ trợ bạn trong việc đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cũng như giá thành vì mỗi thương hiệu đều cung cấp nguyên vật liệu như nhau ở mọi cửa hàng.

>> Xem thêm: Top 10+ nhà hàng nhượng quyền tốt nhất tại Việt Nam

Làm sao để biết khi nào nên lựa chọn hình thức khởi nghiệp hay nhượng quyền ?

Tự khởi nghiệp khi:

  • Có niềm đam mê và muốn làm chủ toàn bộ hoạt động của cửa hàng
  • Đã có sự hiểu biết về công việc quản lý, vận hành, làm thương hiệu, marketing
  • Không muốn bị chi phối bởi cách ràng buộc của doanh nghiệp chủ quản của thương hiệu
  • Có tầm nhìn chiến lược và kế hoạch cụ thể, rõ ràng
  • Muốn tạo ra được dấu ấn riêng, tự tin có thể tạo ra được một menu hấp dẫn khách hàng
  • Muốn tự lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu
  • Không muốn đóng các chi phí để duy trì và vận hành

Nhượng quyền khi:

  • Vốn đầu tư mạnh, vững chắc
  • Cần người hỗ trợ trong việc hoạch định nguồn vốn
  • Không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc kinh doanh, đặc biệt là những người tay ngang mới bắt đầu học kinh doanh
  • Không muốn đầu tư nhiều chi phí cho việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu
  • Tin tưởng các nguyên tắc, quy trình của thương hiệu nhượng quyền

Qua phân tích ở bài viết trên, bạn đã phần nào xác định được cách thức nào phù hợp với việc kinh doanh của bạn. Mọi thứ đều có rủi ro song với tư cách là một người chủ bạn nên cẩn thận đọc kỹ các phân tích ở trên để lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp.

Xem thêm: 14 điểm chết mà người kinh doanh F&B nhất định phải biết

Tags: nhượng quyền kfc, nhượng quyền starbucks, nhượng quyền pizza hut, nhượng quyền phê la, nhượng quyền cafe trung nguyên, nhượng quyền cộng cafe, nhượng quyền highland, nhượng quyền trà sữa, nhượng quyền nhà hàng chay, nhượng quyền pizza 4p, nhượng quyền jollibee, nhượng quyền chicken plus

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.