Search

Dcorp Blog

Kinh nghiệm mở nhà hàng chay cho người mới từ A-Z

Trong năm 2022, quy mô thị trường thực phẩm thuần chay trên toàn cầu chiếm 16,7 tỷ USD và ước đạt khoảng 49,6 tỷ USD vào năm 2032, tốc độ tăng trưởng CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) từ năm 2023 đến 2032 là 11,8%. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuần chay luôn giữ được sức hút lớn đối với nhiều người. Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào thị trường kinh doanh tỷ USD này thì việc “bỏ túi” các kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng mà Dcorp “phác họa” dưới đây sẽ rất hữu ích. Từ việc nắm bắt nhu cầu thị trường đến xây dựng một thương hiệu nhà hàng chay phát triển mạnh mẽ và bền vững, cùng những khó khăn thường gặp trong kinh doanh nhà hàng chay… tất cả những kiến thức này sẽ giúp bạn kinh doanh nhà hàng chay một cách hiệu quả.

Xu hướng ăn chay tại Việt Nam hiện nay

Xu hướng ăn chay tại Việt Nam không chỉ là một phong cách ẩm thực mà còn là lối sống bền vững được nhiều người theo đuổi. Nếu như trước đây, lối sống thuần chay thường chỉ liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo thì hiện nay, ăn chay đã trở thành trào lưu trong giới trẻ Việt. Nhiều người trẻ Việt tin rằng thực phẩm chay là “chìa khóa vàng” để bảo vệ sức khỏe.

Theo thống kê, 5% dân số của nước ta thường xuyên ăn chay và ăn chay trường. Tại hội thảo quốc tế về “Dinh dưỡng thực vật và giải pháp sức khỏe thế kỷ 21” do Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức vào ngày 12/07/2023, công ty nghiên cứu thị trường Kantar cũng đã đưa ra số liệu là hiện nay có 61% người tiêu dùng Việt Nam chọn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Kinh doanh nhà hàng chay

Xu hướng ăn chay ngày càng phát triển mở ra cơ hội kinh doanh nhà hàng chay ở Việt Nam (Nguồn: marinabaysands)

Có thể thấy, xu hướng ăn chay tại Việt Nam đã mang lại nhiều tác động đến thị trường F&B, du lịch, khách sạn… Để khai thác triệt để xu hướng ăn chay, các nhà hàng đã tìm cách đa dạng hóa thực đơn để kích thích sự quan tâm của những người yêu thích lối sống xanh này. Theo ông Sibojyoti Chatterjee – Tổng Giám đốc KFC Việt Nam, chìa khóa để đạt vị trí hàng đầu trong ngành thức ăn nhanh là sự cầu thị nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân Việt Nam. Tại thị trường Việt Nam, KFC cũng liên tục ra nhiều món chay mới như gà rán thuần chay, nhiều món salad mới… để có thể thu hút và đáp ứng được đa dạng nhiều loại khách hàng, kể cả người ăn chay và người không ăn chay.

>>Có thể bạn quan tâm: Nhận biết và thích nghi với thị trường F&B năm 2023

Ông Sibojyoti Chatterjee

Ông Sibojyoti Chatterjee – Tổng Giám đốc KFC Việt Nam (Nguồn: vnexpress)

Với xu hướng mạnh mẽ như vậy, nhiều nhà hàng, chuỗi nhà hàng chay đang rầm rộ mọc lên khắp nơi với các món chay được chế biến cầu kỳ, mới lạ… phục vụ cho nhiều tầng lớp thực khách phong phú, đa dạng. Dưới đây là một số nhà hàng chay tiêu biểu với phong cách độc đáo mà bạn có thể tham khảo:

Hum Dining: Hum Dining là chuỗi nhà hàng chay lạc tại quận 2 và quận 3, TP.HCM. Các món ăn tại đây được chế biến tại chỗ từ nhiều loại đậu, hạt, rau, hoa, trái cây tươi được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín và nhà bán lẻ đủ tiêu chuẩn. Tất cả các món ăn đều được lấy cảm hứng từ ẩm thực Đông Nam Á và mỗi món đều có mô tả thành phần, lợi ích sức khỏe trên thực đơn.

Shamballa: Shamballa là nhà hàng chay có các chi nhánh tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hội An. Các chi nhánh này đều có thiết kế giống nhau, với đồ nội thất làm từ gỗ, không gian tiểu cảnh mặt nước và ánh sáng dịu nhẹ giúp tạo ra cảm giác thư thái, nhẹ nhàng để thực khách thưởng thức bữa ăn của mình. Thực đơn của nhà hàng được lấy cảm hứng từ ẩm thực châu Á và Việt Nam. Các món ăn được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon và tự nhiên như rau, trái cây, nấm, đậu phụ, các loại hạt và rau thơm.

Prem Bistro: Prem Bistro là nhà hàng chay nổi tiếng tại TP.CHM, các món ăn tại đây có sự kết hợp của phương Đông và phương Tây với thực đơn đa dạng, phù hợp với sở thích và nhu cầu của thực khách. Bạn có thể tìm thấy các món salad, súp, bánh mì kẹp thịt, mì ống, cơm, mì, cà ri, món tráng miệng và nhiều món khác tại nhà hàng.

xu hướng ăn chay tại Việt Nam

Nhà hàng chay Hum Dining nổi tiếng tại TP.HCM (Nguồn: vntravel)

Dcorp dự đoán rằng trong tương lai, thị trường kinh doanh nhà hàng chay sẽ chứng kiến sự “lên ngôi” với nhiều mô hình độc đáo và ấn tượng. Không còn là một thị trường ngách tiềm năng, mà thay vào đó kinh doanh nhà hàng thuần chay sẽ là một trong những thị trường tăng trưởng bền vững nhất trong lĩnh vực F&B, mang lại cơ hội phát triển lớn cho những doanh nghiệp có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh sáng tạo.

>> Khám phá thêm: Kinh doanh nhà hàng chay có thực sự tiềm năng?

Chi phí kinh doanh nhà hàng chay

Chi phí kinh doanh sẽ tùy thuộc vào việc bạn theo đuổi mô hình nhà hàng nào. Chẳng hạn, nếu bạn đang lập kế hoạch để kinh doanh nhà hàng chay theo hướng Fine Dining chắc chắn sẽ cần khoản đầu tư lớn hơn vào không gian, đội ngũ PR so với mô hình Casual Dining. Đối với các mô hình khác như Buffet, Cafeteria… thì sẽ tập trung nguồn lực lớn hơn vào chi phí nguyên liệu hằng ngày. Dưới đây là những khoản chi phí cơ bản mà bạn cần tính toán lên kế hoạch, dự trù hợp lý để mô hình kinh doanh được tối ưu và phát sinh lợi nhuận.

Chi phí cố định

  • Chi phí thuê mặt bằng: Chi phí cho không gian nhà hàng chay, tùy thuộc vào vị trí và diện tích.
  • Chi phí cho máy móc và trang thiết bị: Bao gồm các chi phí liên quan đến thiết bị nhà bếp chay; phần mềm POS để quản lý doanh số bán hàng và tồn kho; nội thất và đồ đạc như bàn, ghế, và thiết bị chiếu sáng.
  • Chi phí đăng ký kinh doanh: Bao gồm chi phí liên quan đến việc đăng ký, cấp phép kinh doanh và các thủ tục hành chính.

Chi phí biến đổi

  • Chi phí nguyên liệu, thực phẩm: Bao gồm chi phí cho nguyên liệu chế biến thực phẩm chay.
  • Các chi phí khác: Bao gồm các chi phí hàng ngày như điện, nước, và các chi phí vận hành khác… Các chi phí này thường biến đổi theo nhu cầu sử dụng và yếu tố môi trường.

>> Xem thêm: Giải quyết bài toán về vốn kinh doanh nhà hàng

Ngoài ra, nguyên tắc 40-40-20 là một cách tiếp cận phổ biến trong ngành nhà hàng. Tuy nhiên, đối với nhà hàng chay, có một số yếu tố đặc biệt bạn cần xem xét để đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả:

  • 40% doanh thu trang trải chi phí thực phẩm và tiêu dùng: Với nhà hàng chay, nhu cầu về thực phẩm hữu cơ, theo mùa và chất lượng cao có thể làm tăng chi phí thực phẩm. Do đó, cần có một quy trình quản lý hàng tồn kho thông minh và mối quan hệ mua hàng bền vững để kiểm soát chi phí thực phẩm.
  • 40% doanh thu trang trải chi phí vận hành và chi phí chung: Các chi phí này bao gồm chi phí nhân sự, chi phí vận hành hàng ngày và các chi phí chung khác. Đối với nhà hàng chay, có thể cần đặc biệt chú ý đến việc đào tạo nhân sự về ẩm thực chay và duy trì chất lượng dịch vụ.
  • 20% doanh thu được để lại làm lợi nhuận gộp trước thuế: Đây là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí khỏi doanh thu. Lợi nhuận này có thể được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng kinh doanh, trả nợ hoặc để dành cho các mục đích khác. Đối với nhà hàng chay, lợi nhuận gộp có thể chịu ảnh hưởng bởi chi phí thực phẩm cao và các yếu tố khác. Việc tối ưu hóa quy trình và đàm phán giá với nhà cung cấp có thể giúp cải thiện lợi nhuận gộp.

Như vậy, tổng chi phí để khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng sẽ phụ thuộc vào quy mô và mô hình kinh doanh, nhìn chung dao động từ 200 triệu – 1 tỷ đồng.

>> Có thể bạn quan tâm: 3 sai lầm về kiểm soát tài chính trong kinh doanh nhà hàng

cách kinh doanh nhà hàng chay

Xác định rõ chi phí kinh doanh nhà hàng chay (Nguồn: vnecdn.net)

Kinh nghiệm lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng chay hiệu quả

Khi mở một nhà hàng chay, đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch cẩn thận và chi tiết để đảm bảo có thể tồn tại trong thị trường kinh doanh F&B đầy cạnh tranh. Dưới đây là một hướng dẫn mà Dcorp đã tổng hợp về cách lên kế hoạch kinh doanh đầy đủ cho nhà hàng chay:

1. Xác định nhu cầu thị trường

Hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của khách hàng:

  • Phân tích xu hướng về thói quen và văn hoá ăn chay: Điều tra sự tăng trưởng của ẩm thực chay trong thị trường, xác định tại sao người tiêu dùng chọn lối sống chay và các ảnh hưởng của nó đối với thị trường ẩm thực.
  • Nghiên cứu về sở thích ẩm thực: Xác định các món ăn chay phổ biến, phong cách ẩm thực chay và các yếu tố quyết định lựa chọn thực phẩm chay.

Xác định khách hàng mục tiêu và “insight” khách hàng:

  • Phân loại đối tượng mục tiêu: Điều tra đặc điểm “demografic” và hành vi mua sắm của nhóm khách hàng chay, bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập và quyết định mua sắm.
  • Nhu cầu chế biến thực phẩm: Xác định các nhu cầu cụ thể về thực phẩm của khách hàng chay, bao gồm sở thích ẩm thực, mong muốn sự sáng tạo, và yêu cầu dinh dưỡng đặc biệt.

Điều tra về đối thủ cạnh tranh:

  • Xác định đối thủ chính: Phân loại và đánh giá các nhà hàng và doanh nghiệp ẩm thực chay đang hoạt động trong khu vực.
  • Phân tích SWOT: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các đối thủ cạnh tranh để xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ:

  • Đánh giá chất lượng thực phẩm: Nghiên cứu đánh giá về chất lượng thực phẩm của các đối thủ, bao gồm vị ngon, nguyên liệu sử dụng, và cách chế biến.
  • Đánh giá dịch vụ và trải nghiệm khách hàng: Xác định các yếu tố như dịch vụ, không gian nhà hàng và trải nghiệm tổng thể để hiểu được điều gì thu hút hoặc làm mất lòng tin của khách hàng.

Việc tổng hợp thông tin từ nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp ẩm thực chay hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng mục tiêu và cạnh tranh, từ đó phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả và đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường.

> Xem thêm:

2. Lựa chọn mặt bằng và địa điểm kinh doanh nhà hàng chay

Để thành công khi kinh doanh bất kỳ một loại hình nhà hàng nào thì việc lựa chọn mặt bằng và địa điểm đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Đầu tiên, quá trình nghiên cứu thuê mặt bằng cần tập trung vào việc đánh giá lưu lượng người qua lại tại các vị trí tiềm năng. Điều này bao gồm việc phân tích kỹ lưỡng về đối tượng mục tiêu như khu vực gần trung tâm thành phố, khu vực văn phòng hoặc cộng đồng có tỷ lệ người ăn chay cao.

Tiếp theo, việc đánh giá chi phí thuê mặt bằng đặt ra yêu cầu so sánh giá thuê ở các vị trí khác nhau để đảm bảo tính cạnh tranh và phù hợp với ngân sách kinh doanh. Đồng thời, bạn cần xem xét các tiện ích bổ sung như chỗ đỗ xe, gần các điểm công cộng để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua việc kiểm tra nguồn cung ứng điện và nước bởi chúng cần đảm bảo được rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu hoạt động của nhà hàng trong giờ cao điểm.

Một phần quan trọng khác là bạn cần phân tích tiềm năng tăng trưởng của khu vực để hoạch định rõ chiến lược dài hạn của nhà hàng chay. Cuối cùng, việc đánh giá môi trường cạnh tranh bằng cách tìm hiểu và nghiên cứu về đối thủ giúp định hình ưu thế cạnh tranh của nhà hàng trong khu vực. Quy trình này giúp  tạo ra một cơ sở vững chắc cho nhà hàng, đảm bảo hiệu suất và thành công trong thời gian dài.

>> Xem thêm: Chọn sai mặt bằng kinh doanh: Điểm chết trong kinh doanh nhà hàng

kế hoạch kinh doanh nhà hàng chay

Lựa chọn mặt bằng và địa điểm kinh doanh nhà hàng chay (Nguồn: kamat)

3. Tìm kiếm nhà cung cấp

Trong quá trình kinh doanh nhà hàng chay, việc tìm kiếm và chọn lựa những nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng cao và đáng tin cậy đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự thành công và uy tín của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, bạn cần tiến hành một quá trình phân tích kỹ lưỡng về việc tìm kiếm nhà cung cấp, bao gồm các bước chi tiết sau đây:

  • Xác định rõ các tiêu chuẩn chất lượng: Ví dụ như độ tươi mới của thực phẩm, có các chứng chỉ và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt với các quy định về vệ sinh và an toàn
  • Kiểm tra chất lượng từ nguồn cung: Tổ chức việc kiểm tra chất lượng tại các trang trại hoặc nguồn cung cấp để đảm bảo rằng nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn đã đặt ra; Xác định các quy trình kiểm soát chất lượng mà nhà cung cấp thực hiện để đảm bảo sự ổn định và đáng tin cậy
  • Hợp tác với nông dân và nhà máy chế biến thực phẩm: Bạn cần xem xét khả năng hợp tác dài hạn với các nông dân cung cấp nguyên liệu. Điều này không chỉ giúp bạn có được giá cả cạnh tranh mà còn tạo ra mối quan hệ đối tác cùng chia sẻ giá trị ổn định về lâu dài
  • Cuối cùng, bạn có thể cần thực hiện nghiên cứu thêm về các đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ về chất lượng và giá cả. Điều này giúp xác định được điểm mạnh và điểm yếu của các nhà cung cấp, từ đó có thể đưa ra quyết định thông tin và chiến lược tốt nhất cho doanh nghiệp

4. Thiết kế và xây dựng menu

Việc tạo ra một menu đa dạng là chìa khóa để thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Đầu tiên, bạn cần xác định và đáp ứng nhu cầu ẩm thực của đối tượng mục tiêu, bao gồm cả người ăn chay và những người quan tâm đến lối sống ẩm thực lành mạnh. Menu nhà hàng nên đáp ứng các tiêu chí vừa cung cấp món chay cơ bản, vừa phải mở rộng đến các lựa chọn độc đáo và sáng tạo, đảm bảo mọi người đều có thể tìm thấy một món ăn phù hợp với sở thích và khẩu vị của họ.

Ngoài ra, khi xây dựng menu, bạn có thể tích hợp thêm những đặc điểm văn hoá, nghệ thuật, ví dụ như thiết kế menu, từ cách trình bày món ăn đến cách mô tả và tên gọi mỗi món. Việc này giúp tạo ra một trải nghiệm ẩm thực không chỉ ngon miệng mà còn sâu sắc về mặt văn hóa và nghệ thuật.

kinh doanh nhà hàng chay

Thiết kế và xây dựng menu đa dạng các món ăn (Nguồn: vilai.vn)

5. Thiết kế không gian phù hợp

Nhìn chung, đối với nhà hàng chay, bạn cần thiết kế không gian ấm cúng và thân thiện bởi đó là nơi mọi người có thể cảm thấy thoải mái và được chào đón, đồng thời cung cấp trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho khách hàng. Trong quá trình kinh doanh, bạn có thể lắng nghe phản hồi từ khách hàng về không gian, từ việc sắp xếp bàn ghế đến việc chọn màu sắc, từ đó điều chỉnh để có thể mang lại trải nghiệm tối ưu nhất cho thực khách.

mô hình kinh doanh nhà hàng chay

Không gian tại nhà hàng chay mang lại cảm giác ấm cúng và thanh tịnh (Nguồn: noithatkendesign)

6. Đào tạo nhân sự

Để đạt được chất lượng phục vụ và tương tác tích cực với khách hàng, đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng chính là chìa khóa quan trọng. Từ cách chào đón khách đến giới thiệu và tư vấn về thực đơn, một nhân viên không chỉ có kiến thức về nguyên liệu chay mà cần đến sự tận tâm và hiểu biết sâu sắc về ẩm thực chay. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo mỗi nhân viên của mình đều hiểu rõ về các nguyên tắc của lối sống chay và thuần chay, từ việc giải thích lợi ích cho sức khỏe đến hướng dẫn về chọn lựa thực phẩm chay và cách nấu ăn. Điều này giúp nhân viên có thể chia sẻ thông tin linh hoạt và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

7. Xây dựng chiến dịch quảng cáo, marketing

Để xây dựng một doanh nghiệp thuần chay trong ngành công nghiệp thực phẩm đang phát triển, việc xây dựng một thương hiệu thuần chay độc đáo và gắn kết là chìa khóa quan trọng. Trước hết, việc tự đặt ra những câu hỏi quan trọng là bước cơ bản để xác định hướng phát triển:

  • “Doanh nghiệp của bạn là ai?” – Điều này đưa ta đến bản chất của doanh nghiệp, với việc định rõ giá trị và sứ mệnh để tạo nên một thương hiệu có độ nhận diện cao.
  • “Khách hàng của bạn là ai?” – Hiểu rõ về đối tượng mục tiêu giúp xây dựng một cách tiếp cận chính xác và tương tác mạnh mẽ hơn với khách hàng.
  • “Những giá trị nào bạn muốn hướng đến?” – Xác định các giá trị cốt lõi giúp thương hiệu truyền đạt đầy đủ thông điệp và tạo sự tương tác ý nghĩa.
  • “Làm thế nào để nổi bật trên thị trường?” – Điểm độc đáo và những yếu tố làm nổi bật giúp thương hiệu thu hút sự chú ý và tạo ra ấn tượng trong đám đông.

Bằng cách đặt ra những câu hỏi quan trọng như vậy, bạn có thể xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, giúp nhà hàng chay trở thành một thương hiệu ghi dấu ấn đối với từng khách hàng.

>> Xem thêm:

cách kinh doanh nhà hàng chay

Xây dựng chiến dịch quảng cáo, marketing hiệu quả (Nguồn: designmynight)

8. Hệ thống điểm bán hàng (POS)

Việc lựa chọn và triển khai hệ thống POS hiệu quả là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ một nhà hàng nào. Thông thường, những người mới kinh doanh trong lĩnh vực này thường ít đầu tư vào hệ thống POS mà chỉ dành nhiều ngân sách vào những hạng mục khác. Tuy nhiên, đây là một sai lầm cốt yếu có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh nhà hàng.

Hệ thống POS không chỉ là máy tính tiền đơn thuần, mà nó còn là công cụ quan trọng để triển khai và duy trì sự nhất quán trong quy trình vận hành. Được xem như “tai mắt” của doanh nghiệp, hệ thống POS ghi nhận mọi giao dịch giữa đội ngũ vận hành và khách hàng. Tốc độ xử lý order, độ chính xác của giao dịch, sự chăm sóc và đáp ứng yêu cầu khách hàng – tất cả đều được phản ánh trên hệ thống POS.

kế hoạch kinh doanh nhà hàng chay

Hệ thống điểm bán hàng POS trong kinh doanh nhà hàng chay

Ngoài ra, một hệ thống POS nâng cao còn đi kèm với phân hệ quản lý khách hàng, thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng và nâng cao trải nghiệm của họ, trong đó phải kể đến hệ thống CRM giúp đẩy nhanh tốc độ bán hàng và chất lượng dịch vụ. Thông qua việc tự động hóa quy trình đăng ký dữ liệu khách hàng và kết nối với khách hàng, hệ thống sẽ lưu giữ, phân tích và cung cấp dữ liệu cũng như lập các báo cáo, từ đó đưa ra những chiến lược hiệu quả nhất nhằm tương tác với khách hàng.

>> Xem thêm: R-Keeper CRM: Hệ thống tuyệt vời để chăm sóc khách hàng

Ngoài ra, hệ thống POS cần đảm bảo tính năng quản lý hàng tồn kho chính xác. Hệ thống quản lý kho chuyên nghiệp StoreHouse cho phép người dùng có thể tổ chức quản lý chặt chẽ và kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất trong nhà hàng.

Cùng với đó, quản lý hiệu quả kinh doanh còn được thể hiện qua việc theo dõi và đánh giá các chỉ số vận hành, báo cáo tài chính. Nếu hai nhóm chỉ số này không được liên tục theo dõi và điều chỉnh kịp thời thì nhà hàng sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm khi kinh doanh mà lại không mang lại lợi nhuận. Đây là một cảnh báo rõ ràng về việc cần quản lý chặt chẽ hệ thống vận hành trong môi trường đầy thách thức của ngành nhà hàng. Vì vậy, mặc dù “hồn cốt” của F&B là thực đơn, dịch vụ, giá cả, không gian… nhưng để thực sự thành công và phát triển thì một hệ thống POS mạnh mẽ chính là yếu tố quan trọng kiến tạo nên quá trình của sự phát triển các thương hiệu lớn trong lĩnh vực này.

>> Xem thêm: Hướng dẫn mua hệ thống POS cho Nhà hàng Full Service 2023

9. Đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng chay

Quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh cho nhà hàng chay bao gồm việc hoàn thành mọi thủ tục và giấy tờ liên quan đến đăng ký kinh doanh, giấy phép thực phẩm. Trước hết, quá trình đăng ký kinh doanh yêu cầu bạn điền đầy đủ thông tin cần thiết, bao gồm tên và địa chỉ của nhà hàng, loại hình doanh nghiệp, thông tin về chủ sở hữu và cơ cấu tổ chức. Đồng thời, các giấy tờ như chứng minh nhân dân, hợp đồng thuê mặt bằng và một số tài liệu khác cũng phải được nộp.

>> Xem thêm: 3 sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Những khó khăn khi mở nhà hàng chay

Tuy kinh doanh nhà hàng chay mở ra nhiều cơ hội khởi nghiệp nhưng vẫn có những khó khăn nhất định. Dưới đây là những khó khăn thường gặp khi mở một nhà hàng chay mà Dcorp đã tổng hợp.

Thị trường ngày càng cạnh tranh

Nhà hàng chay phải đối mặt với sự cạnh tranh cao từ các đối thủ trên thị trường. Điều này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp của bạn phải có sự khác biệt về chất lượng sản phẩm và dịch vụ; Chẳng hạn như quy trình đặt hàng nhanh chóng và tiện lợi, hình thức thanh toán đa nền tảng, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp hay các chương trình khuyến mãi giảm giá có thể tạo nên sự nổi bật cho nhà hàng của bạn.

>> Xem thêm:

Hệ thống vận hành nhà hàng chuyên nghiệp

Để đón đầu cơ hội tăng trưởng và mở rộng nhanh chóng về sau, nhà hàng cần đầu tư vào một hệ thống quản trị cao ngay từ ban đầu. Tính quản trị cao ở đây đề cập đến khả năng quản lý, kiểm soát và tối ưu hóa mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh nhà hàng. Do đó, bạn cần lựa chọn một phần mềm quản lý nhà hàng mạnh mẽ, ổn định, linh hoạt và tuân thủ các chuẩn mực là điều vô cùng quan trọng.

Dcorp khuyến nghị bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng, đặc biệt là chú trọng vào các yếu tố như:

  • “Mạnh mẽ” để đảm bảo khả năng xử lý và hoạt động ổn định.
  • “Ổn định” để tránh các sự cố và giữ cho hệ thống luôn hoạt động mượt mà.
  • “Linh hoạt” để điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
  • “Chuẩn mực” để đảm bảo tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn ngành.
  • “Tin cậy” để tránh các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm.
  • “Tính năng đa dạng” để có thể khai thác nhiều công việc quản trị cùng một lúc.

Những yếu tố này được coi là quan trọng để bảo đảm rằng hệ thống quản lý nhà hàng không chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà còn có khả năng mở rộng và thích ứng với sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Quy trình vận hành tiêu chuẩn cho nhà hàng

Dcorp POS là một giải pháp quản lý chuỗi nhà hàng chuyên sâu cho ngành F&B với nền tảng Công nghệ chuyên nghiệp và tiên phong. Hiện nay, các công ty F&B lớn nhất tại Việt Nam đều đang sử dụng giải pháp POS của Dcorp để chuẩn hóa và nâng cấp quy trình vận hành giúp mở rộng hệ thống chuỗi kinh doanh nhanh chóng và phát triển bền vững. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp F&B ở phân khúc tầm trung và đang trên đà phát triển cũng đang xem xét việc thay thế phần mềm POS nội địa bằng hệ thống chuyên nghiệp của Dcorp Vietnam, đảm bảo rằng quản lý nhà hàng luôn ổn định và hiệu quả trong dài hạn, đặc biệt khi mở rộng và phát triển quy mô. Dcorp là đơn vị duy nhất tại thị trường Việt Nam có sản phẩm và sức mạnh đội ngũ để triển khai dự án cho hàng trăm nhà hàng của các doanh nghiệp lớn.

Sản phẩm của Dcorp được xây dựng trên nền tảng kiến trúc mạnh mẽ, chuyên nghiệp và sử dụng công nghệ hiện đại nhất, đáp ứng đầy đủ tiêu chí “Mạnh mẽ, Linh hoạt, Ổn định, Chuẩn mực và Tin cậy”.

Kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng chay không chỉ là về việc kết hợp đam mê và kiến thức về ẩm thực, mà còn đòi hỏi sự đầu tư đúng đắn vào công nghệ để tối ưu hóa mô hình kinh doanh. Dcorp hy vọng rằng bài viết đã mang đến những góc nhìn mới giúp bạn hoàn thiện ý tưởng và kế hoạch kinh doanh sắp tới của mình!

>> Xem thêm:

Dcorp POS – Giải pháp quản lý nhà hàng hàng đầu thế giới dành cho doanh nghiệp F&B, thuộc quyền sở hữu của Dcorp Vietnam, thành viên của Công ty Đa Quốc gia cung cấp giải pháp Công nghệ Phần mềm Hiện đại và Chuyên nghiệp Chuyên cho lĩnh vực F&B (F&B POS Solution). Tại Việt Nam, với hơn 10 năm phát triển, hiện Dcorp là Công ty Tiên phong và Dẫn đầu ngành POS chuyên cho các chuỗi nhà hàng tầm trung và lớn. Dcorp đang là đối tác tin cậy của các thương hiệu lớn như: Golden Gate (sở hữu hơn 500 nhà hàng), Goldsun Food (hơn 200 nhà hàng), QSR Vietnam (hơn 100 nhà hàng), Central Group, King Coffee, IPP Group, NISO, Red Wok, New Pearl, El Gaucho… Các thương hiệu nhà hàng nổi bật có thể kể đến: Burger King, Popeyes Chicken, The Pizza Company, Gogi House, Vuvuzela, Hutong, Sumo BBQ, Kichi Kichi, iSushi, Hot Pot Story, Thai Express, King BBQ, Chang Kang Kung, Sườn Cây, El Gaucho Beefsteak, Sushi Tei, The Gang, Bia Craft, Pasteur Street, Dairy Queen, Cheese Coffee…

Nếu quý khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn về phần mềm quản lý nhà hàng của Dcorp Vietnam, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Hotline: 0909 119 070
  • Email: sales@dcorp.com.vn
  • Trụ sở tại TPHCM: 23-25 Trần Nhật Duật, Tân Định, Quận 1
  • Trụ sở tại Hà Nội: Lầu 2, HKC Building, 285 Đội Cấn, Ba Đình
  • Social: Facebook LinkedIn | Zalo 

Tags: những rủi ro trong kinh doanh nhà hàng, tối đa hóa doanh thu, chuỗi nhà hàng việt, phần mềm quản lý bán hàng order, nhà hàng nhượng quyền

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.