Search

Dcorp Blog

Các mô hình kinh doanh F&B phổ biến nhất hiện nay

F&B được đánh giá là một trong những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và dễ tiếp cận nhờ tệp khách hàng lớn. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều chủ đầu tư muốn tham gia vào ngành này khi có dự định kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu bạn sẽ thấy hiện có rất nhiều mô hình kinh doanh F&B khác nhau đang hoạt động. Vậy đâu là lựa chọn phù hợp cho nhà đầu tư mới? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau để đưa ra quyết định đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.

Mô hình kinh doanh F&B là gì?

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, bạn cần nắm được đâu là mô hình kinh doanh F&B phù hợp với nguồn vốn, đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình đang hướng đến.

Hiểu theo cách đơn giản, mô hình kinh doanh nhà hàng đề cập đến phương thức hoạt động và tạo ra doanh thu. Đây là sự tổng hợp của các yếu tố liên quan gồm: thị trường mục tiêu, chiến lược giá, loại thực phẩm được cung cấp và dòng doanh thu. Dựa trên cơ sở đó, chủ đầu tư sẽ tìm hiểu và lựa chọn mô hình phù hợp nhất để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình.

Thông thường, mỗi mô hình sẽ liên quan chặt chẽ với nguồn vốn và nhóm khách hàng mục tiêu nhất định. Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho quá trình mở một nhà hàng, chủ đầu tư nên dành nhiều thời gian tìm hiểu để chọn được mô hình tối ưu nhất.

>> Xem thêm:

mô hình kinh doanh f&b là gì

Trước khi kinh doanh, chủ đầu tư cần tìm hiểu để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp (Nguồn: epicure vietnam)

Các mô hình kinh doanh F&B phổ biến hiện nay

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các mô hình kinh doanh F&B hiện nay cũng trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Dưới đây là 8 mô hình phổ biến nhất các nhà đầu tư có thể tham khảo:

1. Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet

Nhà hàng buffet là một trong những mô hình kinh doanh F&B rất được yêu thích những năm gần đây. Khi lựa chọn hình thức này, bữa ăn sẽ được tính theo mức giá cố định, khách hàng có thể thoải mái sử dụng tất cả các món ăn đang có tại nhà hàng theo kiểu tự phục vụ. Mô hình kinh doanh này giúp nhà hàng tiết kiệm đáng kể lượng nhân viên phục vụ đồng thời tận dụng hiệu quả nguyên liệu theo mùa, nâng cao chất lượng món ăn.

Bên cạnh đó cũng có một số biến thể khác của nhà hàng buffet đang được một số thương hiệu áp dụng thời gian gần đây như: Manwah – Taiwanese Hotpot, Kichi Kichi, Galbi House, Hoàng Yến Premier, Buffet D’Maris… Theo đó, nhà hàng có thể phục vụ song song theo kiểu gọi món hoặc buffet không giới hạn một số món ăn có sẵn trong menu. Cách làm này giúp nhà hàng có thể khai thác đa dạng các nhóm khách hàng mà không phải chuẩn bị quá nhiều món ăn cùng lúc như kiểu buffet truyền thống.

>> Xem thêm: Tiết lộ 7 chiêu giúp việc kinh doanh nhà hàng buffet thành công

kinh doanh f&b

Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet (Nguồn: qdcdesign)

2. Mô hình thức ăn nhanh (Fast Food)

Mô hình kinh doanh Fast Food là loại hình phục vụ những món ăn trong thời gian ngắn, chế biến nhanh chóng. Các bữa ăn này thường gồm các món như gà rán, khoai tây chiên, pizza, mỳ, súp… Mô hình kinh doanh F&B này rất phù hợp với nhịp sống hiện đại, khi khách hàng thường ưu tiên những sản phẩm tiện lợi, ít tốn thời gian chờ đợi.

Mô hình này sẽ hướng đến những nhóm khách hàng nhất định, có độ tuổi trẻ hoặc nhân viên văn phòng. Thông thường mức giá của các cửa hàng thức ăn nhanh khá phải chăng, không gian phục vụ cũng tinh gọn, thuận tiện cho khách hàng sử dụng tại chỗ hoặc mang về. Ngoài ra, các mô hình fast food cũng thường kết hợp với dịch vụ giao hàng hoặc tự thiết kế ứng dụng trực tuyến với tốc độ giao hàng nhanh chóng để phục vụ khách tận nơi.

Các số nhà hàng fast food nổi bật tại Việt Nam hiện nay: Burger King, Pizza Hut, KFC, Lotteria, Domino’s Pizza, Jollibee, Pizza Inn…

mô hình kinh doanh fast food

Mô hình kinh doanh nhà hàng fast food (Nguồn: taseco)

3. Mô hình nhà hàng bistro

Đặc trưng của mô hình kinh doanh F&B này là kết hợp giữa nhà hàng và quán cà phê, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng sử dụng trong cùng thời điểm. Các nhà hàng theo phong cách bistro thường có thiết kế ấm cúng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách hàng.

Thực đơn trong những nhà hàng kiểu này chú trọng sự tươi ngon, chất lượng với mức giá phải chăng. Phục vụ cũng là một trong những khâu được chú trọng nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt với mức giá hợp lý. Với những đặc điểm trên, nhà hàng bistro được xem là lựa chọn rất thích hợp cho các cuộc họp mặt nhỏ, hẹn hò hoặc các sự kiện gia đình.

Ở Việt Nam hiện nay, mô hình bistro vẫn chưa thực sự phổ biến, hầu như chỉ tập trung tại các thành phố lớn như: Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… Một số nhà hàng nổi tiếng như: Runam Bistro, 48 Bistro, Bụi Bistro, Seahorse Bistro…

các mô hình kinh doanh f&b

Mô hình kinh doanh nhà hàng bistro (Nguồn: noithatkendesign)

4. Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Mô hình kinh doanh F&B theo kiểu nhượng quyền thương hiệu đã trở nên rất quen thuộc những năm gần đây. Đối với các nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực này, đây sẽ là lựa chọn rất phù hợp. Theo đó, bên nhận nhượng quyền sẽ trả một khoản phí ban đầu và thực hiện một số điều khoản liên quan đến doanh thu hoặc lợi nhuận. Phía nhượng quyền sẽ có trách nhiệm cung cấp các yếu tố liên quan nhưng thương hiệu, vận hành, quản lý, tiếp thị cũng như các khía cạnh kinh doanh khác.

Với mô hình này, chủ đầu tư sẽ không phải lo lắng về toàn bộ quá trình triển khai và vận hành nhà hàng vì đã có bên nhượng quyền hỗ trợ. Dựa trên uy tín thương hiệu sẵn có, việc thu hút khách hàng hoặc thu hồi vốn sẽ không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên, nếu muốn tham gia kinh doanh nhượng quyền, chủ đầu tư cần chuẩn bị một khoản vốn lớn, tùy thuộc vào thương hiệu cũng như đáp ứng được các yêu cầu từ phía chủ sở hữu. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu đang áp dụng mô hình nhượng quyền tại Việt Nam như: Pizza Hut, Pizza 4P, King BBQ, Kichi Kichi, Highlands Coffee…

>> Xem thêm:

5. Mô hình nhà hàng chay

Khi xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe lên ngôi thì các mô hình kinh doanh nhà hàng chay cũng được đón nhận rộng rãi hơn. Tại hội thảo quốc tế về “Dinh dưỡng thực vật và giải pháp sức khỏe thế kỷ 21” do Viện Dinh dưỡng quốc gia tổ chức vào ngày 12/07/2023, công ty nghiên cứu thị trường Kantar cũng đã đưa ra số liệu là hiện nay có đến 61% người tiêu dùng Việt Nam chọn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Xu hướng ăn chay đã mang lại nhiều tác động đến thị trường F&B. Để khai thác triệt để nhu cầu này, các nhà hàng chay cũng rầm rộ mọc lên khắp nơi để phục vụ cho nhiều tầng lớp thực khách phong phú, đa dạng như nhà hàng Vị Lai, D’ve Buffet chay, Shamballa, nhà hàng Hum…

Đối tượng phục vụ của kiểu nhà hàng này rất đa dạng, từ những tín đồ Phật giáo đến những người muốn sử dụng thực phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật, tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Các nhà hàng này sẽ cung cấp thực đơn chay hoàn toàn, không sử dụng các sản phẩm từ động vật. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi cách chế biến sẽ phải đa dạng, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của đa dạng khách hàng.

>> Xem thêm:

mô hình kinh doanh f&b

Mô hình kinh doanh nhà hàng chay (Nguồn: phongcachmoc)

6. Mô hình kinh doanh nhà hàng bình dân (Casual Dining)

Đây là mô hình kinh doanh F&B chuyên phục vụ thức ăn, đồ uống với mức giá phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Hầu hết thực đơn của các nhà hàng bình dân đều sẽ bao gồm các món thông dụng, phổ biến hằng ngày.

Nếu đầu tư vào mô hình này, chủ đầu tư sẽ hướng đến số lượng khách hàng thay vì chi phí họ chi trả cho một bữa ăn. Không gian phục vụ với những nhà hàng này thường đơn giản, thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ nên sẽ không tốn kém quá nhiều chi phí đầu tư ban đầu.

Một số nhà hàng kinh doanh theo mô hình casual dining tại Việt Nam: Luna D’Autumno, Baozi, Thái Express, The Soul…

mô hình nhà hàng casual dining

Mô hình kinh doanh nhà hàng casual dining (Nguồn: sapo)

7. Mô hình kinh doanh cao cấp (Fine Dining)

Mô hình nhà hàng cao cấp fine dining là hình thức phục vụ kết hợp giữa không gian sang trọng, tinh tế và những món ăn chất lượng cao, được chế biến cầu kỳ bởi các đầu bếp có tay nghề cao.

Những mô hình kinh doanh F&B dạng này sẽ có yêu cầu rất cao về sự hài hòa giữa không gian, ẩm thực, phục vụ và thức uống. Đây là phong cách xuất phát từ châu Âu, được đánh giá là chuẩn mực cao cấp nhất trong dịch vụ nhà hàng, mang đến trải nghiệm trọn vẹn và đẳng cấp nhất cho khách hàng. Thực đơn phục vụ trong những nhà hàng fine dining rất đa dạng, chất lượng cao với những nguyên liệu được lựa chọn khắt khe. Khách hàng đến với những nhà hàng này thường có mức thu nhập cao, có khả năng chi trả khoản tiền lớn cho một bữa ăn.

Khi lựa chọn đầu tư vào mô hình này, chủ đầu tư không chỉ cần chuẩn bị một khoản vốn lớn mà cần có đủ kiến thức và kinh nghiệm để có thể đảm bảo các tiêu chuẩn cần thiết trong quá trình vận hành. Một số nhà hàng theo mô hình fine dining tại Việt Nam hiện nay mà bạn có thể tham khảo như: Le Corto, Bistecca, Hemispheres Steak and Seafood Grill, Cloud Nine…

>> Xem thêm: 4 tiêu chuẩn bắt buộc của nhà hàng Fine Dining

mô hình nhà hàng fine dining

Mô hình kinh doanh nhà hàng fine dining (Nguồn: thanhnien)

8. Mô hình kinh doanh tự phục vụ (Self-service)

Thực tế mô hình kinh doanh tự phục vụ (Self-service) vẫn còn tương đối mới tại Việt Nam do yêu cầu về trang thiết bị khá hiện đại. Theo đó, khách hàng sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng này sẽ tự gọi món, thanh toán và tự phục vụ trong suốt quá trình dùng bữa. Một số cửa hàng còn yêu cầu khách tự dọn dẹp sau khi hoàn tất. Hầu hết các hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua thiết bị công nghệ và một số ít do nhân viên tại cửa hàng. Với những đặc điểm này, mô hình tự phục vụ sẽ hướng đến nhóm đối tượng khách hàng trẻ, cập nhật công nghệ tốt. Thực đơn của mô hình kinh doanh F&B này chủ yếu sẽ là các món ăn nhanh, đơn giản với chi phí phải chăng.

Việc áp dụng mô hình này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí nhân nhân sự. Khách hàng sử dụng dịch vụ cũng sẽ chủ động trong toàn bộ quá trình, giảm thiểu thời gian chờ đợi đáng kể. Mô hình này khá mới nên nhà hàng tại việt nam có xu hướng “tự phục vụ 1 phần” hay kết hợp các yếu tố tự phục vụ với dịch vụ bàn. Ví dụ, khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán đơn hàng tại kiosk tự phục vụ nhưng sẽ có nhân viên giao đồ ăn cho họ.

Hầu hết các quán ăn có yếu tố tự phục vụ là những nhà hàng thức ăn nhanh, nhà hàng phục vụ nhanh (còn gọi là QSR) hoặc nhà hàng ăn nhanh bình dân. Mô hình nhà hàng tự phục vụ nổi tiếng hiện nay có thể kể đến là Starbuck, KFC, Jollibee, McDonald’s…

mô hình kinh doanh f&b

Mô hình nhà hàng tự phục vụ (Nguồn: cukcuk)

Các chuỗi F&B lớn sử dụng công nghệ để thành công như thế nào?

Ngày nay, khi nhu cầu trải nghiệm ẩm thực ngày càng cao và đa dạng, các doanh nghiệp F&B không chỉ cần cập nhật xu hướng kinh doanh mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng mà còn phải xây dựng chiến lược phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

Một trong những chiến lược đang rất được các chuỗi F&B lớn đẩy mạnh là áp dụng công nghệ mới nhất (số hóa) để cải thiện trải nghiệm khách hàng và thu hút nhiều đối tượng hơn. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được ứng dụng cho nhiều mô hình kinh doanh F&B hiện nay:

1. Thanh toán đa nền tảng

Khi công nghệ ứng dụng rộng rãi vào đời sống, thói quen thanh toán của khách hàng cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh việc thanh toán bằng tiền mặt, khách hàng có thể chọn chi trả qua nhiều nền tảng khác nhau. Hơn nữa, ngày càng có ít người mang theo tiền mặt để chi tiêu. Do đó, các nhà hàng cần áp dụng hình thức thanh toán đa nền tảng để tạo sự thuận tiện tối đa trong quá trình hoạt động.

Việc áp dụng thanh toán đa nền tảng giúp kiểm soát doanh thu cửa hàng rõ ràng, chi tiết đồng thời ngăn ngừa tình trạng thất thoát, gian lận trong quá trình hoạt động. Về phía khách hàng, quá trình thanh toán sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn, đa dạng lựa chọn như ví điện tử, ngân hàng số, thẻ…

>> Xem thêm: Tăng trải nghiệm khách hàng qua công nghệ thanh toán

2. Đặt hàng và giao đồ ăn

Đây được xem là một trong những ứng dụng công nghệ không thể thiếu trong hầu hết các mô hình kinh doanh F&B hiện nay. Theo đó, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn món ăn tại nhà hàng yêu thích, tiến hành đặt món và thanh toán trực tuyến sau đó nhận hàng tại địa chỉ mong muốn thông qua ứng dụng giao hàng.

Tại một số quốc gia, doanh thu từ giao hàng từ xa có thể chiếm đến 67% doanh thu của một nhà hàng. Do đó, việc áp dụng công nghệ này là rất cần thiết để mở rộng tệp khách hàng, tận dụng tối đa lượng khách sẵn có ở khu vực lân cận. Đặc biệt, giai đoạn sau đại dịch, hình thức này vẫn đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một thói quen tiêu dùng của đại bộ phận khách hàng. Thậm chí một số chuỗi F&B lớn còn kết hợp song song giữa nền tảng giao hàng trực tuyến của bên thứ 3 và duy trì dịch vụ giao nhận sẵn có mới đáp ứng đủ nhu cầu đặt hàng của khách.

>> Xem thêm:

3. Menu kỹ thuật số

Thay vì sử dụng menu kiểu truyền thống, một số mô hình kinh doanh F&B đã chuyển sang sử dụng menu kỹ thuật số để thu hút khách hàng. Những menu dạng này có thể cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến món ăn, giá cả, chương trình khuyến mãi… một cách trực quan, hấp dẫn. Điều này mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt hơn trong quá trình sử dụng dịch vụ, tiết kiệm chi phí in ấn, thiết kế cho cửa hàng.

>> Xem thêm:

kinh doanh f&b

Menu kỹ thuật số giúp thu hút khách hàng (Nguồn: issuu)

4. Hệ thống quản lý hàng tồn kho

Đối với tất cả các mô hình kinh doanh F&B, hệ thống quản lý hàng tồn kho đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó cũng là lý do các chuỗi F&B lớn hiện nay không tiếc kinh phí đầu tư vào một hệ thống có nền tảng đủ mạnh để có thể kiểm soát toàn bộ chuỗi. Những hệ thống này ngoài việc thống kê đầy đủ, chi tiết các loại hàng hóa hiện có còn hỗ trợ theo dõi và  cảnh báo mức tồn kho, hạn chế tình trạng thiếu hoặc thừa hàng hóa. Trên cơ sở đó, chủ đầu tư có thể kiểm soát từ xa hiệu quả, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt làm ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí.

5. Hệ thống quản lý khách hàng

Tối ưu trải nghiệm khách hàng là điều mà bất kỳ mô hình kinh doanh F&B nào cũng hướng tới. Đối với các hệ thống nhà hàng lớn, điều này càng đặc biệt quan trọng do chủ đầu tư khó có thể thường xuyên có mặt, trong khi số lượng khách hàng được phục vụ mỗi ngày rất lớn.

Việc sử dụng hệ thống quản lý khách hàng (CRM) trong kinh doanh giúp quản lý và phân tích tương tác giữa khách hàng và nhà hàng hiệu quả, toàn diện hơn. Những nền tảng này được thiết kế để lưu trữ, báo cáo và phân tích toàn bộ thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, tiếp cận… Trên cơ sở đó, chủ đầu tư có thể đưa ra các chiến lược phù hợp nhằm chuẩn hóa quy trình kinh doanh, nâng cao sự hài lòng khách hàng và cải thiện doanh thu.

Với những tính năng kể trên, có thể thấy ứng dụng công nghệ tác động đến toàn bộ quá trình kinh doanh nhà hàng, giúp tối ưu hóa quy trình vận hành ở tất cả các khâu. Đó cũng là lý do các doanh nghiệp F&B lớn như  KFC, Burger King… đầu tư vào phần mềm Dcorp POS để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và quản lý. Đầu tư cho Dcorp POS là đầu tư cho sự ổn định và mở rộng sau này được đảm bảo an toàn. Nếu muốn tham gia vào ngành F&B một cách nghiêm túc và bài bản, chủ đầu tư cần dự trù một khoản kinh phí xứng đáng cho một hệ thống IT đủ mạnh như Dcorp POS.

  • Dcorp POS là giải pháp chuyên sâu cho ngành F&B, cung cấp đầy đủ các module cho mô hình kinh doanh F&B hiện đại, từ POS, Kiosk for Self-Ordering, Order by chatbot, Order from Guest’s Smartphone, KDS cho đến Queue Buster, giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
  • Đội ngũ dày dặn kinh nghiệm: Dcorp Vietnam có đội ngũ riêng dày dặn kinh nghiệm, với tài liệu và quy trình chuyên triển khai các chuỗi lớn với hàng trăm nhà hàng, quán cà phê. Bên cạnh đó, các chuyên gia từ Châu Âu luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến phần mềm, đảm bảo up-time cao nhất.
  • Kinh nghiệm hoạt động và nền tảng vững chắc: Hiện tại Dcorp Vietnam đã có 16 năm hoạt động với 100.000 khách hàng tin dùng trên thế giới, cùng đội ngũ gần 100 nhân sự tại 2 văn phòng Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Dcorp POS – Giải pháp quản lý nhà hàng hàng đầu thế giới dành cho doanh nghiệp F&B, thuộc quyền sở hữu của Dcorp Vietnam, thành viên của Công ty Đa Quốc gia cung cấp giải pháp Công nghệ Phần mềm Hiện đại và Chuyên nghiệp Chuyên cho lĩnh vực F&B (F&B POS Solution). Tại Việt Nam, với hơn 10 năm phát triển, hiện Dcorp là Công ty Tiên phong và Dẫn đầu ngành POS chuyên cho các chuỗi nhà hàng tầm trung và lớn. Dcorp đang là đối tác tin cậy của các thương hiệu lớn như: Golden Gate (sở hữu hơn 500 nhà hàng), Goldsun Food (hơn 200 nhà hàng), QSR Vietnam (hơn 100 nhà hàng), Central Group, King Coffee, IPP Group, NISO, Red Wok, New Pearl, El Gaucho… Các thương hiệu nhà hàng nổi bật có thể kể đến: Burger King, Popeyes Chicken, The Pizza Company, Gogi House, Vuvuzela, Hutong, Sumo BBQ, Kichi Kichi, iSushi, Hot Pot Story, Thai Express, King BBQ, Chang Kang Kung, Sườn Cây, El Gaucho Beefsteak, Sushi Tei, The Gang, Bia Craft, Pasteur Street, Dairy Queen, Cheese Coffee…

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về phần mềm quản lý nhượng quyền của Dcorp Vietnam cũng như giúp bạn giải quyết những khó khăn khi kinh doanh cafe hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

  • Hotline: 0909 119 070
  • Email: sales@dcorp.com.vn
  • Trụ sở tại TPHCM: 23-25 Trần Nhật Duật, Tân Định, Quận 1
  • Trụ sở tại Hà Nội: Lầu 2, HKC Building, 285 Đội Cấn, Ba Đình
  • Social: Facebook | LinkedIn | Zalo

>> Xem thêm:

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn